Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 17:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Tăng cường bảo tồn và phát triển các loài dược liệu cho giá trị cao

Thứ năm, 05/01/2023 11:01

TMO - Phát triển tài nguyên dược liệu là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai. Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu phục hồi và phát triển và kinh doanh dược liệu trên địa bàn tỉnh đã được triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế dược liệu tại địa phương. 

Gia Lai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, nhiều sông suối nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, có tiềm năng phát triển nhiều loại cây dược liệu bản địa. Tài nguyên rừng của địa phương này rất phong phú, đa dạng sinh học về thực vật và động vật. Theo kết quả Đề tài "Đánh giá tài nguyên, đặc điểm phân bố, đề xuất giải pháp bảo tồn phát triển bền vững cây dược liệu bản địa ở tỉnh Gia Lai", trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã điều tra và thống kê được 573 loài cây dược liệu, trong đó có 21 loài là thực vật quý hiếm được ghi nhận trong sách Đỏ Việt Nam, 30 loài cây dược liệu chính được sử dụng rộng rãi, có giá trị kinh tế như Sa nhân, Ba Kích, Bách bộ, Hoàng đằng, Cam thảo dây, Địa liền, Lan kim tuyến, Hà thủ ô, Ngũ Gia bì... 

Trong những năm qua, các địa phương, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư phát triển, mở rộng diện tích trồng dược liệu; đến thời điểm hiện nay tổng diện tích dược liệu trên địa bàn tỉnh là 3.987,5 ha, tăng 3.001,97 ha so với năm 2020 (985,53 ha), cụ thể: Dược liệu trồng trên đất nông nghiệp khoảng 3.030,6 ha, tăng 2.305,67 ha so với năm 2020 (724,93 ha); trong đó: Đinh lăng 747,5 ha, Nghệ 465,5 ha, Gừng 362,4 ha, Lan kim tuyến 01 ha; Sa nhân 68 ha, Sâm bố chính 40,3 ha; Sâm đương quy 73,1 ha, Đẳng sâm 5,6 ha, Sả 418,2 ha, Cà gai leo 90,7 ha, Đan sâm 06 ha; Sa chi 105,9 ha,  Hà Thủ ô 17,4 ha và dược liệu khác 577,5 ha... phân bố tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và các huyện: Kbang, Đak Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đak Pơ... 

Tuy nhiên, những năm trở lại đây vùng trồng dược liệu trong cộng đồng hiện đã bị thu hẹp đáng kể, thậm chí một số vùng trồng cây dược liệu truyền thống đã không còn. Công tác tuyển chọn giống cây dược liệu chưa được quan tâm và thiếu chuyên gia nên năng suất và chất lượng chưa tốt;  Dược liệu được trồng lẫn với vùng trồng hoa màu khác; Kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây dược liệu chủ yếu theo kinh nghiệm; Việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới…còn thiếu hợp lý. Điều này không những gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu. 

Những năm trở lại đây, diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh được mở rộng với các loại cho giá trị kinh tế cao. ​​​​​​

Tại Kế hoạch phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thời gian tới địa phương này bố trí diện tích phù hợp để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh và trồng dược liệu theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, gắn với phát triển công nghiệp chế biến dược liệu, phát triển các sản phẩm dược liệu có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc. Ưu tiên phát triển các loài dược liệu có lợi thế và giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ, phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh. Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu.

Cụ thể: Đến năm 2030 hình thành 02 Trung tâm trồng khảo nghiệm, sản xuất giống cây dược liệu quý, giống cây dược liệu hàng hóa có giá trị kinh tế và lợi thế của Gia Lai. Hình thành ít nhất 04 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, đảm bảo cung ứng trên 70% nhu cầu cây giống cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu. Xây dựng thương hiệu ít nhất 02 sản phẩm dược liệu và có ít nhất thêm 05 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

Đến năm 2045 hình thành ít nhất 06 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, đảm bảo cung ứng 100% nhu cầu cây giống cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu. Xây dựng thương hiệu ít nhất 04 sản phẩm dược liệu và có thêm ít nhất 10 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

Xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu. Cụ thể: Đến năm 2030 hình thành mới thêm ít nhất 02 cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu tại các địa phương trọng điểm phát triển dược liệu của tỉnh và ít nhất 01 nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-WHO. Đến năm 2045 hình thành mới ít nhất 04 cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu tại các địa phương trọng điểm phát triển dược liệu của tỉnh và ít nhất 03 nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-WHO.

Thời gian tới, tỉnh Gia Lai huy động các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư bảo tồn và phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị bền vững. Ảnh: Hồng Thi 

Thời gian tới, tỉnh Gia Lai huy động các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư bảo tồn và phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường. Tăng cường đầu tư các chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ để khảo nghiệm, nghiên cứu chọn, tạo giống dược liệu chất lượng cao, có lợi thế và giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại các vùng sinh thái của tỉnh để đáp ứng nhu cầu cây giống chất lượng cao phục vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu và phát triển sản phẩm dược liệu đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP - WHO, có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị kinh tế của việc trồng cây dược liệu, giá trị sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh để tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn hiểu rõ và quyết tâm tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

Tổ chức rà soát, xác định, xây dựng chi tiết vùng sản xuất thâm canh tập trung cho từng loài dược liệu ở từng địa bàn thôn, xã, gắn với xây dựng hệ thống thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả ở những nơi có điều kiện phù hợp sang trồng dược liệu theo chuỗi giá trị, chế biến sâu, tạo ra những thương phẩm dược liệu có giá trị gia tăng lớn gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Phát triển du lịch gắn với các sản phẩm OCOP từ dược liệu Gia Lai dựa trên các lợi thế so sánh cơ bản, điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi: Gia Lai có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên dược liệu, tài nguyên cây thuốc quý. Khai thác và phát triển, gắn các sản phẩm hàng hóa từ dược liệu với các sản phẩm dịch vụ về văn hóa và du lịch, có thể tạo một ngành kinh tế "lai" dựa trên nền tảng văn hóa - cảnh quan - thảo dược phù hợp với các tiêu chí của Chương trình OCOP và có thể xuất khẩu tại chỗ thông qua việc du khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm tại Gia Lai. Do vậy, cần xây dựng, phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình OCOP theo quan điểm phát triển kinh tế dựa trên tài nguyên đa dạng sinh học, tri thức và văn hóa bản địa trong dược liệu cùng cảnh quan và gắn với du lịch. 

Khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp chuyển đổi diện tích cây trồng không có hiệu quả sang trồng cây dược liệu; khuyến khích dồn điền, đổi thửa, tập trung đất để hình thành các vùng trồng cây dược liệu tập trung theo các phương thức góp đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa thuận và tự nguyện giữa người có đất với người có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật. 

Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao; đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất giống dược liệu chất lượng cao, xây dựng chợ đầu mối, nhà xưởng, kho bảo quản, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu. Khuyến khích các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh chủ động tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng; gắn phát triển dược liệu trồng dưới tán rừng với bảo tồn và quản lý rừng, phát triển nguồn gen dược liệu quý hiếm theo quy định của pháp luật.

 

 

Mạnh Hải

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline