Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Tài nguyên thiên nhiên toàn cảnh năm 2023

Thứ bảy, 30/12/2023 21:12

TMO – Lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên năm 2023 ghi nhận nhiều tích cực khi Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, 2023 cũng là năm ghi nhận không ít vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước

Tháng 1, Chính phủ ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hằng năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình trạng nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước, nguy cơ cháy rừng rất cao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 441/CĐ-TTg ngày 22/5/2023 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

UBND tỉnh ủy quyền cho cấp huyện quyết định giá đất cụ thể

Chính phủ ban hành Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 6/5/2023 về việc uỷ quyền quyết định giá đất cụ thể. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ các quy và tình hình thực tế của địa phương quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá đất đối với diện tích vượt hạn mức khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Cũng trong tháng 5, Chính phủ ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó, thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới. Đồng thời, hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 20/5, Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu của Đề án là nâng cao hiểu biết và kỹ năng ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án; đến năm 2045 hoàn thành Đề án. 

Tăng cường tiết kiệm điện 

Ngày 8/6, Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ; giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025; giảm bớt công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500 MW vào năm 2025. Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Đến hết năm 2025, phấn đấu 100% chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Quy hoạch đặt mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050: Tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng 107 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và đạt 165 - 184 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050. Tổng cung cấp năng lượng sơ cấp 155 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030 và 294 -311 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2050. Nâng tổng mức dự trữ xăng dầu cả nước (bao gồm cả dầu thô và sản phẩm) lên 75 - 80 ngày nhập ròng vào năm 2030. Định hướng sau năm 2030, xem xét tăng dần mức dự trữ lên 90 ngày nhập ròng. 

Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản 

Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

Cuộc sống bị đảo lộn, sản xuất đình trệ do thiếu điện

Khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6, nhiều địa phương khu vực phía Bắc xảy ra tình trạng bị ngắt điện luân phiên do nguồn cung bị thiếu hụt. Việc bị cắt điện kéo dài và liên tục trong thời điểm nắng nóng khiến đời sống người dân bị đảo lộn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Ngay sau đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương thành lập đoàn thanh tra. Ngay sau khi Bộ Công Thương ban hành kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và điều hành cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị có liên quan đến cung cấp điện, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã chỉ đạo EVN và các đơn vị liên quan thực hiện kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân có liên quan. Kết quả đã tổ chức kiểm điểm tại 24 đơn vị trong toàn tập đoàn, 85 tập thể, 161 cá nhân có liên quan.

Sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng ở Lâm Đồng

Rạng sáng ngày 29/6, tại đường Hoàng Hoa Thám (TP. Đà Lạt) xảy ra vụ sạt lở sau trận mưa kéo dài. Hàng trăm tấn đất đá cùng bờ taluy bê tông ở đường Yên Thế (nằm cao hơn đường Hoàng Hoa Thám khoảng 20m) đổ ập. Khối đất đá lớn đổ thẳng vào nhà dân và khu lán trại công nhân xây dựng đang ở. Vụ sạt lở đã khiến nhiều người thương vong. Tiếp đến, chiều 30/7, đoạn đèo Bảo Lộc gần Trạm cảnh sát giao thông Madagui (thuộc phòng CSGT Công an Lâm Đồng) bị sạt lở. Hàng chục tấn đất đá đã sạt lở từ trên đỉnh đồi xuống lấp toàn bộ mặt đường đèo. Trụ sở cảnh sát bị vùi lấp một phần. Vụ sạt lở khiến 3 cảnh sát giao thông cùng một người dân tử vong.

Khai thác, tiêu thụ trái phép hàng chục nghìn tấn đất hiếm

Theo đó, sau thời gian đấu tranh chuyên án để làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, quặng sắt tại mỏ Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương, ngày 09/10/2023, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã đồng loạt khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết, kinh doanh và nhà riêng của các các đối tượng có liên quan tại tỉnh Yên Bái và 03 tỉnh, thành phố khác có liên quan; tạm giữ ước tính khoảng 13.715 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt. Quá trình điều tra bước đầu xác định: Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc và Nguyễn Văn Chính, Phó Tổng Giám đốc, kiêm Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép 11.233.102 kg quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỷ đồng và 152.856.646 kg quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính tổng số tiền khoảng 632 tỷ đồng.

Thái Bình thu hẹp Khu bảo tồn thiên nhiên

Tháng 8/2023, thông tin UBND tỉnh Thái Bình quyết định thu hẹp Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải từ 12.500ha xuống còn 1.320ha để xây đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải có giá trị đa dạng sinh học cao và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa huyện Tiền Hải; góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của tỉnh Thái Bình. Nơi đây chứa đựng các sinh cảnh quan trọng của 215 loài chim với nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, 116 loài thực vật, 113 loài côn trùng, 37 loài lưỡng cư, bò sát.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là một trong hai vùng lõi của khu Dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, được UNESCO công nhận vào năm 2004, cũng đã khẳng định rõ tầm quan trọng và giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn đối với quốc gia và thế giới. Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là di sản thiên nhiên theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường. Do vậy, chế độ quản lý, điều chỉnh diện tích, ranh giới của khu bảo tồn không chỉ tuân thủ theo pháp luật về lâm nghiệp mà còn phải tuân thủ theo pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và môi trường. Theo đó, đối với điều chỉnh diện tích, ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cấp tỉnh phải xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bình Thuận muốn làm hồ chứa nước Ka Pét

Trước nhiều thông tin liên quan đến triển khai dự án hồ chứa nước Ka Pét, ngày 7/9, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo thông tin về chủ trương đầu tư Dự án. Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, Bình Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất Việt Nam. Trách nhiệm của tỉnh là lo nước cho dân. Với đặc điểm địa hình Bình Thuận, muốn làm hồ thủy lợi, không ít thì nhiều đều ảnh hưởng đến rừng. Nhưng có hồ, môi trường chắc chắn sẽ tốt lên vì tích được nước, tăng độ ẩm toàn khu vực, tạo môi trường cho cây sinh trưởng. Khi dự án hoàn thành, sẽ cấp nước tưới cho khoảng 7.762ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II với 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Tổng diện tích đất dự án là 697,73ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72ha (đất có rừng là 619,58ha, gồm: rừng đặc dụng là 137,95ha; rừng phòng hộ là 0,51ha; rừng sản xuất là 440,4ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72ha và đất không có rừng 60,14ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha. Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Thuận đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng hệ thống công trình thủy lợi (bao gồm các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm và kênh tiếp nước...), với tổng dung tích thiết kế hơn 362 triệu m3. Tuy nhiên, tổng dung tích thiết kế của các hồ mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Nhu cầu đầu tư hệ thống hồ chứa nước để giữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân cần được ưu tiên. Dự án chứa nước Ka Pét là một trong những dự án thủy lợi được nhân dân Bình Thuận nói chung, nhân dân huyện Hàm Thuận Nam và các huyện lân cận nói riêng mong đợi từ nhiều năm qua.

 

[Toàn cảnh thế giới năm 2023] Vật lộn với thiên tai, gia tăng xung đột

 

 

Nhóm Phóng viên (thực hiện)

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline