Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/12/2024 01:12

Tin nóng

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Thứ sáu, 20/12/2024

Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt do thuốc lá?

Thứ hai, 06/06/2022 11:06

TMO - Gần 90% tổng sản lượng thuốc lá tập trung ở các nước đang phát triển, trong số 10 quốc gia sản xuất thuốc lá hàng đầu thế giới thì có 9 quốc gia đang phát triển và 4 quốc gia thu nhập thấp thiếu lương thực.

Trường Đại học Hoàng Gia London vừa công bố báo cáo về sự tác động của thuốc lá với tài nguyên thiên nhiên. Theo báo cáo, mỗi năm thế giới sản xuất 6000 tỷ điếu thuốc lá, con số này có tác động rất lớn tới môi trường thông qua việc sử dụng đất và nước, độc tính và biến đổi khí hậu. Những tác động này bao gồm biến đổi khí hậu do tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu, cạn kiệt nước và đất cũng như quá trình axit hóa. Việc trồng thuốc lá trên toàn cầu đòi hỏi phải sử dụng diện tích đất đáng kể, tiêu thụ nước, thuốc trừ sâu và lao động.

Nguyên liệu làm thuốc lá.

Báo cáo chỉ ra, để sản xuất 6000 tỷ điếu thuốc lá cần phải có 6,48 triệu tấn thuốc lá khô, tương đương với 32,4 triệu tấn thuốc lá tươi. Với khối lượng lá thuốc lá tươi này đã tạo ra lượng phát thải khí CO2 là 84 triệu tấn – xấp xỉ 0,2% tổng lượng khí phát thải toàn cầu. Quá trình chế biến thuốc lá - xử lý lá thuốc tươi để sản xuất thuốc lá khô - sử dụng nhiều năng lượng như than hoặc đốt củi cũng làm tăng lượng phát thải khí nhà kính và phá rừng, và cũng sử dụng hơn 22 tỷ tấn nước. Việc vận chuyển và sản xuất thuốc lá, cũng như việc sử dụng sản phẩm và tiêu hủy đầu lọc cũng sử dụng nhiều tài nguyên và để lại nhiều chất thải.

Gần 90% tổng sản lượng thuốc lá tập trung ở các nước đang phát triển, trong số 10 quốc gia sản xuất thuốc lá hàng đầu thế giới thì có 9 quốc gia đang phát triển và 4 quốc gia thu nhập thấp thiếu lương thực, gồm: Ấn Độ, Zimbabwe, Pakistan và Malawi. Tuy nhiên, phần lớn lượng tiêu thụ thuốc lá là ở các nước phát triển. Theo các chuyên gia, những người hút thuốc ở các nước phát triển đang “đốt” tài nguyên của các nước nghèo hơn. Các chuyên gia tính toán, tác động môi trường của một người hút thuốc trong suốt cuộc đời của họ: một người hút 20 điếu thuốc mỗi ngày trong 50 năm sẽ làm cạn kiệt 1,4 triệu lít nước.

Với cơ sở bằng chứng toàn cầu như vậy, các chuyên gia kêu gọi Chính phủ các nước cần hành động ngay để giải quyết vấn đề này bằng cách khuyến khích đầu tư bền vững, phí môi trường đối với thuốc lá phải bao gồm trong giá bán và khuyến khích ngành công nghiệp thuốc lá chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời sản phẩm của họ. 

 

Lan Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline