Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 12:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Sử dụng thiết bị hiện đại trong bảo trì đường ray

Thứ năm, 29/02/2024 11:02

TMO - Với mục tiêu đảm bảo vận hành an toàn, đồng thời hướng tới chuyển đổi số toàn diện, ngành đường sắt Việt Nam đã triển khai dự án nâng cao năng lực quản lý, sử dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại và máy móc thông minh để bảo trì đường ray.

Thông tin từ Tổng Cục Thống kê cho biết, mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài hơn 3.315 km, trong đó có hơn 2.600 km đường chính tuyến; hơn 515 km đường ga và đường nhánh. Mạng lưới đường sắt quốc gia phân bố theo 7 tuyến chính: Hà Nội – TP. HCM Gia Lâm – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Yên Viên – Lào Cai, Đông Anh – Quán Triều, Kép – Lưu Xá, Kép – Hạ Long – Cái Lân; một số tuyến nhánh và một số đoạn tuyến kết nối với kho hàng. Mạng lưới đường sắt Việt Nam trải dài trên địa bàn của 34 tỉnh, thành phố (số liệu ghi nhận năm 2022).

Năm 2023 hoạt động kinh doanh của ngành đường sắt ngày càng khởi sắc, ghi nhận khoảng 5,2 triệu hành khách di chuyển bằng tàu, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022. Trước sự thay đổi đó, ngành đường sắt Việt Nam đã có nhiều hoạt động để bảo vệ, đảm bảo an toàn cho hành khách di chuyển. Đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng máy móc thông minh để bảo trì đường ray.

Hiện nay Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang triển khai thực hiện dự án "Nâng cao năng lực quản lý an toàn đường sắt tại Việt Nam" với tổng mức đầu tư gần 253 tỷ đồng. Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật vốn ODA tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc. Dự án do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện từ năm 2022 - 2024. Mục tiêu của dự án nhằm giới thiệu, ứng dụng công nghệ, tiếp nhận và vận hành một số máy móc thiết bị trong hoạt động bảo trì giao thông vận tải đường sắt tiên tiến tại Hàn Quốc vào các tuyến đường sắt hiện hữu tại Việt Nam; Xây dựng, hiệu chỉnh để phù hợp với điều kiện vận hành đường sắt tại Việt Nam.

Với mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng số km đường hơn 3.100 km nhưng sử dụng nhiều loại ray: ray 24kg, ray 25kg, ray 30kg, ray 38kg, ray 43kg và một số ít ray 50kg, đa phần là ray ngắn không hàn liền, nên ảnh hưởng đến độ êm thuận khi tàu chạy. Tương tự, tà vẹt, ghi, phụ kiện bao gồm nhiều chủng loại. Nền đá ba lát thiếu và kích cỡ đá phần lớn không đúng quy định.  

Cùng với đó công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công, có sự kết hợp thiết bị cơ giới nhưng rất hạn chế, tỷ lệ bảo dưỡng bằng thủ công chiếm tới trên 80%, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến công tác di chuyển của tàu. Vì vậy việc triển khai khai dự án "Nâng cao năng lực quản lý an toàn đường sắt tại Việt Nam", vận hành một số máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, kết hợp đào tạo và thực hành ứng dụng các tiêu chuẩn thay thế ray, tà vẹt, nền đường sắt là việc làm cấp thiết trong hoạt động bảo trì đường ray.

Ảnh minh họa. 

Theo đó, phía Hàn Quốc sẽ cung cấp thiết bị phục vụ bảo trì, bảo dưỡng đường ray; ray và phụ kiện ray phục vụ thử nghiệm; máy, thiết bị phục vụ công tác hàn khí gas hơi ép trong đào tạo và thực hành; máy, thiết bị phục vụ công tác hàn nhiệt nhôm trong đào tạo và thực hành; máy, thiết bị phục vụ công tác thay ray, tà vẹt trên tuyến; máy, thiết bị và vật tư tiêu hao phục vụ công tác mài ray, khoan ray...Đồng thời, đào tạo nhân lực đường sắt Việt Nam về thực hành chuyên môn để thực hiện công tác bảo dưỡng đường ray như kiểm tra xác định ray khuyết tật (trên bề mặt và các khuyết tật ẩn dấu bên trong thanh ray) bằng các thiết bị thăm dò ray, cưa cắt ray, hàn ray, mài ray...

Theo báo cáo từ Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam năm 2023, hoạt động của ngành đường sắt đã có nhiều chuyển biến tích cực, đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng đường sắt và hợp tác quốc tế, tăng cường việc mở rộng việc quảng bá, truyền thông, tương tác với khách hàng trên các nền tảng số như trên website, ứng dụng di động, mạng xã hội: Zalo, Facebook, Youtube…, thử nghiệm thành công ki-ốt bán vé tự động; ứng dụng mua sắm đặc sản vùng miền trên các đoàn tàu khách thông qua mã QR…

Hiện, Tổng Công ty đường Sắt Việt Nam đang tập trung vào việc nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống mạng LAN nội bộ trên tàu nhằm tạo nền tảng cơ sở hạ tầng mạng cho các hệ thống, phần mềm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, đưa wifi lên tàu…

Năm 2023 cũng là năm đơn vị đạt doanh thu hợp nhất 8.503,8 tỷ đồng đạt 101,7% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế: 94,8 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 111,9 tỷ đồng), đạt 115% kế hoạch. Thu nhập bình quân người lao động là 9,5 triệu đồng/người/tháng đạt 105,2% so với cùng kỳ. Tình hình trật tự an toàn giao thông đường sắt được kiểm soát giảm trên cả 3 tiêu chí (205 số vụ tai nạn, giảm 11 vụ (-5,1%); 81 người chết, giảm 05 người (-5,8%); bị thương 119 người, giảm 07 người (-5,6%)). Đã giảm được 1.205 lối đi tự mở băng qua đường sắt.

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị thông minh sẽ góp phần giảm tỷ lệ gây mất an toàn tại các cấu kiện trên đường ray, tà vẹt khi điều tra thủ công bằng mắt thường không thể phát hiện. Từ đó góp phần hạn chế, ngăn chặn các tai nạn do quá trình duy tu, bảo dưỡng không kịp thời. Đồng thời tiết kiệm được sức lao động của con người, rút ngắn thời gian sửa chữa, đảm bảo an toàn cho tàu trong quá trình di chuyển. 

 

 

Lê Hồng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline