Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Sơn La nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản

Chủ nhật, 03/03/2024 04:03

TMO - Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật, UBND tỉnh Sơn La yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương tập trung việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La đã tập trung tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các tồn tại cũ trong lĩnh vực khoáng sản. Trong công tác quản lý cấp phép phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển kết cấu hạ tầng, an ninh quốc phòng làm mục tiêu hàng đầu.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, trong năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định 334/QĐ-TTg ngày 1/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

UBND tỉnh Sơn La yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương tập trung việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Sở đã lập phương án thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với nhóm khoáng sản công nghiệp và đã được Ban Thường vụ ban hành Kết luận lãnh đạo số 842-KL/TU ngày 17/3/2023. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ đối với 6 khu vực; đề nghị điều tra đánh giá khoáng sản đối với 4 khu vực khoáng sản mới được phát hiện.

Đồng thời ngành TN&MT Sơn La tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính phục vụ cấp phép khai thác khoáng sản; 100% hồ sơ cấp phép đảm bảo trước thời hạn thủ tục hành chính. Trong đó, hiện đang tập trung đẩy nhanh tiến độ đấu giá, cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn các huyện Mộc Châu, Vân Hồ để phục vụ cho tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.

Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La cho biết: Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thay đổi tư duy, phương pháp, cách thức, biện pháp quản lý lĩnh vực khoáng sản. Tập trung tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các tồn tại cũ; trong quản lý cấp phép phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển kết cấu hạ tầng, an ninh quốc phòng.

Cùng với đó, tiếp tục tham mưu phê duyệt quản lý tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; theo dõi, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản hàng năm; xây dựng quy chế, đôn đốc, hướng dẫn công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; tuyên truyền hướng dẫn thực thi pháp luật về khoáng sản; quản lý cơ sở dữ liệu về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ; quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản đối với các Giấy phép khai thác được cấp; giám sát thăm dò khoáng sản và lưu trữ thông tin địa chất khoáng sản.

Năm 2023, UBND tỉnh Sơn La đã cấp phép thăm dò 16 mỏ; khai thác 4 mỏ; gia hạn 3 giấy phép khai thác; đóng cửa 3 mỏ khoáng sản. Đến tháng 2/2024, toàn tỉnh đã cấp phép khai thác 46/179 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và phân tán nhỏ lẻ; cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng đối với 65/179 mỏ khoáng sản.

Sở đã tổ chức kiểm tra 9 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, giải quyết các tồn tại vi phạm quy định pháp luật về khoáng sản. Xử lý vi phạm 4 tổ chức, tổng tiền phạt 3,6 tỷ đồng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp trên 2 tỷ đồng. Thành lập đoàn kiểm tra các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh về việc chấp hành quy định của pháp luật đối với tổng thể các lĩnh vực đầu tư, khoáng sản, môi trường, đất đai, vật liệu nổ… Dự kiến, sẽ hoàn thành kiểm tra trong quý II năm 2024.

Ngành chức năng tỉnh Sơn La đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn vướng mắc. Sơn La chưa có hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu quản lý khoáng sản (hệ thống số hóa, lưu trữ báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê kiểm kê trữ lượng khoáng sản; lưu trữ số liệu giám sát camera, trạm cân; số hóa, lưu trữ bản đồ hiện trạng mỏ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng mỏ…) để kiểm soát trữ lượng, sản lượng khoáng sản khai thác hàng năm. Lực lượng cán bộ quản lý tài nguyên khoáng sản của Sở còn mỏng với 3 cán bộ, hạn chế trong công tác thanh, kiểm tra, giám sát.

Công tác quy hoạch chồng chéo, không đồng bộ giữa quy hoạch rừng, khoáng sản, xây dựng - khoáng sản - quốc phòng, dẫn đến 32 mỏ khoáng sản được quy hoạch nhưng chưa đủ điều kiện đưa vào đấu giá. Một số mỏ quy hoạch nhưng vị trí không thuận lợi, khai thác quy mô nhỏ, dễ dẫn tới vi phạm trong quá trình khai thác.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoáng sản, thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản. Kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép, các hoạt động liên quan đến địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng không đúng quy định; xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Cục Địa chất Việt Nam trong công tác điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản; phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam rà soát, khoanh định các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ để bàn giao về cho tỉnh quản lý. Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ quản lý nhà nước về khoáng sản cấp tỉnh, huyện, xã. Tăng cường bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và công tác quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản thời gian tới, Sở TN&MT đang tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cắt giảm tối đa thời gian thẩm định để sớm tham mưu trình UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, nhằm cung cấp ra thị trường, không để khan hiếm VLXD, góp phần bình ổn giá cả thị trường. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản thời gian tới, Sở TN&MT đang tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cắt giảm tối đa thời gian thẩm định để sớm tham mưu trình UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường, nhằm cung cấp ra thị trường, không để khan hiếm VLXD, góp phần bình ổn giá cả thị trường. Thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh; cam kết tăng cường vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện với Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Khảo sát, rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động của các chủ Giấy phép khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh cấp phép.

 

 

Thùy Trang 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline