Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 10:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Sơn La chú trọng bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh

Thứ bảy, 23/12/2023 06:12

TMO - Tại tỉnh Sơn La, sâm Ngọc Linh đã được trồng thành công, phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Mông nơi đây.

Sơn La là tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển các loài dược liệu dưới tán rừng, trong đó có cây sâm Ngọc Linh. Theo khảo sát, 41 xã vùng cao của một số huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái gần tương đồng với vùng phát triển của cây sâm Ngọc Linh. Trên địa bàn tỉnh, 5 huyện, gồm Mường La, Bắc Yên, Mai Sơn, Sốp Cộp, Thuận Châu đã đề xuất hình thành vùng trồng với diện tích dự kiến trồng 3.688 ha sâm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về điều kiện lập địa, sinh thái… làm cơ sở cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ di thực cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Thời gian qua thực hiện Công văn số 3433-CV/TU ngày 12/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về việc khảo sát, đánh giá mức độ phù hợp với vùng trồng sâm Ngọc Linh tại một số xã vùng cao của tỉnh Sơn La; Công văn số 2546-SNN-CCKL ngày 01/8/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khảo sát, đánh giá mức độ phù hợp vùng trồng sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu tại một số xã vùng cao của tỉnh Sơn La.

Tại tỉnh Sơn La, sâm Ngọc Linh đã được trồng thành công, phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: TL. 

Qua khảo sát trên địa bàn huyện Bắc Yên về đề xuất diện tích có khả năng trồng cây sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu là 690 ha (trong đó, cây sâm Ngọc Linh là 309 ha và cây Sâm Lai Châu là 381 ha); dự kiến đề xuất triển khai tại các xã: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng và Hang Chú. Sau hơn 10 năm phát triển, Sơn La hiện có 3 sản phẩm từ sâm Ngọc Linh gồm: Cao sâm, rượu sâm và rượu cao sâm, tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP, cả 3 sản phẩm này được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Sơn La.

Với phương pháp gieo giống bằng hạt có tỷ lệ nảy mầm 100%, đến tháng 7/2022, sâm giống Ngọc Linh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đối với sâm Ngọc Linh Sơn La, thời gian bảo hộ 20 năm. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cho phép lưu hành giống sâm Ngọc Linh của Sơn La tại các tỉnh phía Bắc. Thực tế cho thấy, cây sâm Ngọc Linh đang phát triển rất tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. 1 ha sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần ha bà con trồng cây ngô, dong riềng...

Khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, huyện Bắc Yên mong muốn trồng và phát triển sâm Ngọc Linh ở dưới tán rừng vừa góp phần tạo giá trị gia tăng rất cao, phát triển đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân; đồng thời giúp bảo vệ môi trường, giữ gìn tán rừng đảm bảo độ che phủ, hướng đến một nền nông lâm nghiệp phát triển bền vững.

Cây sâm Ngọc Linh góp phần tạo thêm sinh kế cho người dân, nhất là nông dân vùng cao vốn còn nhiều khó khăn. Ảnh: TL. 

Thời gian tới, huyện tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án thu hút đầu tư thuộc lĩnh vực đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2476/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La ngày 22/11/2023. Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng của Trung ương và của tỉnh, huyện sẽ tham mưu, đề xuất với tỉnh xây dựng cơ chế chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư. Tạo điều kiện về đất đai, chính sách… để các công ty, doanh nghiệp có tâm huyết, kinh nghiệm và năng lực đầu tư vào huyện Bắc Yên để khảo sát, thử nghiệm mô hình trồng cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, thực hiện liên kết sản xuất, phối hợp chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ người dân trồng, chăm sóc, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tại các xã vùng cao của huyện Bắc Yên.

Bên cạnh đó, huyện đề xuất với UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La thử nghiệm mô hình tại huyện, trên cơ sở mô hình thực hiện khảo nghiệm, đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu được triển khai trên địa bàn và sự tư vấn của cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, công ty, doanh nghiệp huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị tuyên truyền đến người dân về "Tiềm năng, giá trị trong phát triển cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu trên đất Bắc Yên". 

Các nghiên cứu đã công bố cho thấy, sâm Ngọc Linh có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như: Chống ung thư, ngăn ngừa lão hóa, nâng cao hệ miễn dịch… Đặc biệt, loài sâm này chứa đến 52 hợp chất saponin, cao hơn nhiều so với sâm Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc... Trên thị trường hiện nay, sâm Ngọc Linh có giá hàng trăm triệu đồng/kg; thân, lá của loài cây này cũng có giá từ 10.000.000 – 15.000.000đ/kg; còn hạt có giá 115.000đ- 125.000đ/hạt; cây giống thì tùy theo độ tuổi, loại 1 năm tuổi có giá khoảng 350.000đ/cây…

Giá trị và kỳ vọng về loài sâm quý hiếm đặc biệt này đã được các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp và chính quyền nhiều tỉnh nghiên cứu, đánh giá. Đặc biệt, tháng 3-2022, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 1604/VPCP-NN về việc giao Bộ NN&PTNT chủ trì, xây dựng "Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045”. Mục tiêu là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tăng thu nhập cho người dân. 

 

 

Đức Minh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline