Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 13:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Sao la - Loài thú bí ẩn nhất thế giới đối diện nguy cơ tuyệt chủng

Thứ bảy, 21/05/2022 19:05

TMO - Sao la được các chuyên gia phát hiện vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh), loài thú này được xếp hạng mức nguy cấp trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong sách đỏ của Việt Nam trước nguy cơ tuyệt chủng cao.

Sao la có tên khoa học Pseudoryx nghetinhensis hay còn được gọi là kỳ lân châu Á, là một trong những loài thú hiếm nhất thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào.

Theo tìm hiểu, vào tháng 5 năm 1992, Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tiến hành khảo sát trong Vườn quốc gia Vũ Quang, tại đây, lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện loài động vật mới trên thế giới và đặt tên sao la.

Sao la được tìm thấy tại Huế vào những năm 1998. Ảnh WWF Việt Nam 

Tên gọi “Sao la” được phiên âm ra từ tiếng Thái và tiếng Lào, có nghĩa là "cặp sừng thẳng vút". Trên khuôn mặt sao la có các đốm trắng "như những ngôi sao thể hiện sự tỏa sáng trong rừng thẳm". Sao la có trọng lượng khoảng 100kg và cao 84cm, cặp sừng dài đến 50cm. Loài thú này rất nhát, thường lẩn trốn khi nghe tiếng động của con người nên để phát hiện ra chúng là cực kỳ khó khăn.

Sau khi loài thú cổ đại này được phát hiện đã gây chấn động trên thế giới, vì giới khoa học cho rằng một loài thú lớn được tìm thấy vào cuối thế kỷ XX là chuyện khó có thể xảy ra.

Trong những năm chính quyền chưa cấm rừng, người dân ở xã Hương Điền (nay là xã Thọ Điền) và Hương Quang (nay là xã Quang Thọ), huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh vào rừng đặt bẫy săn bắt các loài thú về làm thức ăn, kiếm thêm thu nhập, thỉnh thoảng cũng bắt được loài sao la này, thời điểm đó, họ chỉ gọi đây là loài dê sừng dài hay sơn dương. 

Trạm nghiên cứu sao la đặt tại khu vực rừng huyện Hương Khê những năm 1992-1997. Ảnh Bỉnh Tự 

Theo ông Trần Bỉnh Tự, nguyên cán bộ Vườn quốc gia Vũ Quang- người được đoàn nghiên cứu của Bộ Lâm nghiệp Việt Nam (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và WWF nhờ dẫn đường, cộng tác trong chuyến nghiên cứu, khảo sát tại Vườn quốc gia Vũ Quang vào năm 1990 cho biết: Trong quá trình đi khảo sát, đoàn chuyên gia vào một nhà dân nằm ở gần bìa rừng, phát hiện tại đây đang lưu giữ bộ sừng thú thon dài và màu sắc rất đẹp không giống bất cứ sừng của loài động vật nào từng được công bố trước đó.

Sau đó, các nhà khoa học đã mua lại cặp sừng để đưa về nghiên cứu. Đến tháng 5/1992, đoàn khảo sát đã công bố cặp sừng này chính là của con sao la, thuộc họ bò và lần đầu tiên được phát hiện trên thế giới. Ngay sau khi loài sao la được công bố, Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và WWF đã quyết định thành lập Trạm nghiên cứu, bảo tồn sao la ngay trong Vườn quốc gia Vũ Quang.

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Vũ Quang, sao la là một loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới, chỉ tồn tại ở vùng rừng núi hoang sơ nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Lào, loài vật này là một mẫu vật sống quý giá cho các nhà nghiên cứu về các loài động vật cổ đại, vì qua hàng triệu năm, bộ gen của chúng vẫn giữ nguyên, tồn tại và thích nghi với môi trường sống cho tới tận bây giờ.

Ngày 7/5/2022, tại đập chính hồ thủy lợi Ngàn Trươi, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) diễn ra lễ khai mạc và bay khinh khí cầu với chủ đề "Cuộc dạo chơi của Sao La - Kỳ lân châu Á" chào mừng SEA Games 31 

Vườn quốc gia Vũ Quang cũng đã nhiều lần phối hợp với các nhà nghiên cứu khoa học thực hiện một số dự án về bảo tồn sao la nhưng quá trình thực địa không tìm thấy được con vật này. Đến nay, sao la có còn sinh sống, tồn tại tại ở Vườn quốc gia Vũ Quang hay không cũng đang là một điều bí ẩn.

Theo ông Nguyễn Văn Trí Tín, Giám đốc Chương trình bảo tồn động vật hoang dã, Tổ chức WWF Việt Nam, sao la còn sống sót ở dãy Trường Sơn thuộc miền Trung Việt Nam, bao gồm cả vườn quốc gia Vũ Quang. Tuy nhiên, các bằng chứng từ người dân địa phương, kiểm lâm và tổ chức bảo tồn cho rằng hiện sao la không còn phần lớn ở các khu vực này, và khả năng chỉ còn rất ít với các cá thể phân bố rải rác.

Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31 đang diễn ra tại Việt Nam, sao la được chọn làm linh vật. Ban tổ chức đã cho sản xuất 60.000 linh vật Sao la bằng thú nhồi bông để tặng cho các Đoàn thể thao, vận động viên và bán lẻ phục vụ người hâm mộ làm quà tặng. 

 

 Phan Khắc Ấn

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline