Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 15:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Sáng chế thành công máy sấy nông sản đa năng

Thứ năm, 01/08/2024 05:08

TMO - Nhận thấy nhu cầu sấy sản phẩm nông sản ở Việt Nam rất lớn, trong khi các dòng máy sấy trên thị trường chưa đáp ứng, thầy giáo Phan Văn Hiệp, giảng viên Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Trường Đại học Văn Hiến (TP.HCM) đã nghiên cứu và sáng chế thành công máy sấy nông sản đa năng, được nhiều nông dân đặt hàng.

Khoa học công nghệ ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong phát triển ngành nông nghiệp. Mặc dù Việt Nam là một trong số quốc gia có ngành nông nghiệp là trụ cột, tuy nhiên hầu hết sau khi thu hoạch sản phẩm nông sản, người dân mới chỉ cung ứng dưới dạng thô, chưa đẩy mạnh chế biến sâu. Dẫn đến sản phẩm nông sản không bảo quản được trong thời gian dài, hiệu quả kinh tế không cao.

Trước thực tế đó, thầy giáo Phan Văn Hiệp giảng viên Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Trường Đại học Văn Hiến đã nghiên cứu sáng chế ra chiếc máy sấy đa năng, giúp người nông dân bảo quản được sản phẩm lâu dài, đồng thời giữ nguyên được hương vị của nông sản.

Theo đó, ngay từ năm 2017, thầy giáo Phan Văn Hiệp mạnh dạn nhận đề tài nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời để sấy hải sản và nông sản của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Từ đó, thầy Hiệp đã tiên phong làm máy sấy đa năng ứng dụng năng lượng mặt trời để giải bài toán chế biến, nâng tầm nông sản Việt Nam.

Sau quá trình thử nghiệm, đến năm 2022, dự án sấy nông sản ứng dụng năng lượng mặt trời của thầy Hiệp đã thành công và được tuyển chọn ươm tạo tại vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP-IC). Cũng theo thầy Hiệp, sấy nông sản là quy trình chế biến có từ lâu đời với nhiều công nghệ khác nhau. Hơn 30 năm nay, mô hình sấy năng lượng mặt trời sử dụng hiệu ứng nhà kính được sử dụng để giải quyết bài toán về giá thành.

Tuy nhiên, nhược điểm là nhà sấy hiệu ứng nhà kính không hiệu quả, không kiểm soát được nhiệt độ sấy, không sấy được nhiều tầng sấy và phụ thuộc vào thời tiết. Nếu như nắng yếu, trời mưa thì sẽ không sấy được. Nhà sấy hiệu ứng nhà kính gia nhiệt từ nắng mặt trời rất tốt trong điều kiện không khí tĩnh, còn để thực hiện chức năng sấy cho không khí lưu động thì nhiệt sẽ tụt giảm nhanh. Ngoài ra dạng này không sấy được sản lượng lớn.

Trên cơ sở đó, thầy Hiệp không sử dụng hiệu ứng nhà kính mà sáng chế ra thiết bị thu nhiệt mặt trời gọi là "bẫy nhiệt mặt trời". Đây là thiết bị cho hiệu quả thu nhiệt mặt trời tốt nhất trên thị trường hiện nay với diện tích bẫy nhiệt nhỏ nhưng cung cấp đủ nhiệt lượng để sấy sản lượng lớn.

Máy sấy đa năng của thầy giáo Phan Văn Hiệp. (Ảnh: HX).

Trong điều kiện không có nắng, các điện trở sẽ được cấp điện và bắt đầu tỏa nhiệt, bù nhiệt cho hệ thống sấy. Thêm vào đó, máy tách ẩm sẽ tách nước trong không khí và thổi không khí rất khô vào buồng sấy. Nhờ vậy, quá trình gia nhiệt bằng điện không tốn nhiều điện năng. Phía trong máy sấy, thiết bị ứng dụng công nghệ sấy tự động giúp cho các sản phẩm chuyển động liên tục, nhờ đó mọi vị trí trên vỉ đều nhận được gió và nhiệt đều như nhau, giúp sản phẩm khô rất nhanh và đồng đều.

Đặc biệt, trong quá trình sấy có thể gia tăng thêm số tầng sấy để tiết kiệm được không gian và tăng được sản lượng nông sản sấy. Với dòng máy sấy nhỏ nhất, diện tích bẫy nhiệt xấp xỉ 2m2 nhưng cung cấp nhiệt lượng đủ để sấy 100kg sản phẩm. Với dòng máy sấy lớn hơn để sấy bánh tráng, hủ tiếu hiện đang thiết lập ở đồng bằng sông Cửu Long thì diện tích bẫy nhiệt khoảng 30m2 nhưng có thể sấy đến một tấn sản phẩm.

Bên cạnh đó, hệ thống sấy được tích hợp đèn cực tím dải C (UVC) để oxy hóa không khí tạo ra khí ozone khử vi sinh và nấm mốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giúp bảo quản nông sản lâu hơn. Chưa dừng lại, nhận thấy độ đồng đều của sản phẩm sẽ không đạt nếu như sấy tĩnh vỉ ngang, thầy Hiệp nghiên cứu cho ra giải pháp sấy động, với vỉ sấy quay tròn đều xung quanh một trục đứng. Từ đó, mọi vị trí trên vỉ sấy tiếp cận gió và nhiệt đều nên cho ra sản phẩm đồng đều gần như tuyệt đối và rút ngắn thời gian sấy.

Ngoài ra, hệ thống tách ẩm ngõ vào của máy sấy sẽ lọc bụi và tách nước từ không khí bên ngoài trước khi đưa vào buồng một luồng không khí rất khô. Theo thầy giáo, giải pháp này giúp hạ nhiệt độ sấy làm sản phẩm giữ được chất dinh dưỡng, giữ được cảm quan màu sắc và hình thể tương đương như công nghệ sấy lạnh. Đồng thời, hệ thống sấy được tích hợp đèn cực tím dải C (UVC) để oxy hóa không khí tạo ra khí ozone khử vi sinh và nấm mốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giúp bảo quản nông sản lâu hơn.

Thầy Hiệp thông tin thêm, nếu như những loại khoai lang sấy dẻo, chanh sấy khô,.. sấy bằng các công nghệ khác (sấy điện, sấy lạnh, sấy thăng hoa,…) để 3 tháng, dù đã cấp đông vẫn bị đen và tái nhiễm nấm mốc, thì khi sấy bằng máy sấy ITS sẽ bảo quản đến 12 tháng vẫn không bị đen hay tái nhiễm nấm mốc.

Trước hiệu quả từ máy sấy đa năng mang lại, vào đầu tháng 1/2024, sáng chế máy sấy đa năng của thầy Phan Văn Hiệp đã được Cục Bản quyền Tác giả cấp Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả với Phần mềm điều khiển hoạt động máy sấy năng lượng mặt trời ITS. Ngoài ra, sản phẩm đoạt giải nhì Giải thưởng Sáng tạo trong tầm tay của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019; giải khuyến khích Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP.HCM lần thứ 25; giải ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông TP.HCM năm 2023.

 

 

Huyền Thương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline