Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 00:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Sản phẩm OCOP bứt phá nhờ nền tảng thương mại số

Thứ ba, 24/10/2023 07:10

TMO - Nhằm mang sản phẩm OCOP, nông đặc sản đến gần hơn với người tiêu dùng, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại trên nền tảng số.

Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp là vựa lúa gạo lớn thứ ba của nước ta cùng với nhiều lợi thế về cả nông sản cũng như cảnh quan thiên nhiên. Với lợi thế về đất đai, địa hình, Đồng Tháp sở hữu nhiều loại nông đặc sản như gạo ST24, trái cây, các sản phẩm từ sen...  Bên cạnh đó, mang trong mình vẻ đẹp nên thơ, chân chất của vùng Tây Nam Bộ, với những cánh đồng sen bạt ngàn, những làng hoa rực rỡ, Đồng Tháp cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn và thú vị.

Với tiềm năng về nông nghiệp cùng với tài nguyên bản địa, thời gian qua sản phẩm OCOP của Đồng Tháp phát triển phát triển mạnh nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, hiện nay, tỉnh có  357 sản phẩm OCOP, đứng thứ 3 của cả nước về số lượng (sau Hà Nội và Quảng Ninh). Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, trên 100 sản phẩm 4 sao, còn lại là 3 sao và có 4 sản phẩm OCOP du lịch. Trong thời gian qua, Đồng Tháp xác định để Chương trình OCOP phát triển, bên cạnh việc xem xét công nhận, thì việc hỗ trợ làm sao để thương mại hóa được sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng mà Đồng Tháp đã và đang tập trung triển khai. 

Đổi mới để bứt phá, với mục tiêu quảng bá nông đặc sản, các sản phẩm OCOP gắn liền với điểm đến du lịch địa phương trên nền tảng số, chiến dịch quảng bá đặc sản “Xứ sở Sen Hồng” - Nồng nàn hương - sắc - vị” đã được triển khai từ ngày 7 - 9/9/2023 với sự phối hợp của Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp (DOTIP), Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Agritrade (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và TikTok Việt Nam.

Khởi động chiến dịch quảng bá, các nhà sáng tạo nội dung được tham gia chương trình tham quan trải nghiệm các địa điểm du lịch địa phương cùng các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP. Cụ thể, trong 2 ngày 7-8/9, các nhà sáng tạo nội dung đã được giới thiệu về lịch sử làng hoa Sa Đéc tại Khu du lịch Hồng Tư Tôn, quá trình tạo ra các cây cảnh tại Khu du lịch Hoa kiểng Sa Đéc, đây cũng là nơi có cặp me cổ và tùng cổ đạt kỷ lục Việt Nam. Đặc biệt trong chiến dịch quảng bá lần này, lần đầu tiên các nhà sáng tạo nội dung được tham quan mô hình kinh tế số nông thôn độc đáo tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là mô hình "Cây xoài nhà tôi". 

Tại buổi livestream "Chợ Phiên OCOP - Đồng Tháp - Xứ Sở Sen Hồng" kéo dài 6 tiếng đã thu hút hơn 24 triệu lượt tiếp cận, 563.000 người xem livestream, mang về hơn 556 triệu đồng doanh thu. 

Cao Lãnh nổi tiếng với dòng xoài Cát Chu thơm, ngọt dịu. Để đa dạng hóa phương thức quảng bá đặc sản địa phương, nhà vườn tại đây cho khách hàng "nhận nuôi" cây xoài trong vườn. Cây xoài được nhận nuôi sẽ được gắn biển tên khách hàng, mã QR để truy xuất nguồn gốc cũng như quá trình nuôi trồng, chăm sóc chuẩn VietGAP.  Đây còn là một phương thức phát triển du lịch địa phương cực kỳ hữu hiệu và bền vững khi khách hàng cả nước luôn được cập nhật tình hình và có một sợi dây gắn bó với địa phương nơi có những trái cây ngon nhất Việt Nam.

Mô hình này được tỉnh triển khai từ năm 2016 và đến nay đã có hơn 500 gốc cây xoài Cát Chu với tiêu chuẩn canh tác VietGAP tìm được "chủ nhân" của mình. Thông qua chiến dịch, hashtag #cayxoainhatoi đã được kích hoạt trên nền tảng TikTok nhằm lan toả rộng rãi mô hình này tới cộng đồng. Sau khi đoàn đi tham quan mô hình và thưởng thức quả xoài Cát Chu ngon nhất, một cuộc thi sáng tạo video trong vòng 24 giờ đã được diễn ra giữa các nhà sáng tạo nội dung. Chỉ trong thời gian ngắn như vậy, đã có 6 video lên xu hướng, đạt hơn 6 triệu lượt xem.

Riêng tại buổi livestream "Chợ phiên OCOP - Đồng Tháp - Xứ sở sen hồng" kéo dài 6 tiếng đã thu hút hơn 24 triệu lượt tiếp cận, 563.000 người xem livestream, mang về hơn 556 triệu đồng doanh thu. Các sản phẩm được quảng bá trong buổi livestream đến từ 12 chủ thể tiêu biểu với gần 35 sản phẩm nông đặc sản các loại như nước mắm nhỉ Cá Linh, trái cây sấy, bún gạo...

Từ tháng 4/2023, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Ban Thanh niên nông thôn (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và TikTok Việt Nam thực hiện chương trình "Chuyến xe OCOP".  Theo đó, Chương trình "chuyến xe OCOP" đã trải dài xuyên suốt 14 tỉnh thành từ Bắc Kạn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cần Giờ (TP.HCM) đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tầm hơn nữa quy mô chương trình trong giai đoạn tới.

Bằng nỗ lực hợp tác chặt chẽ cùng sự hưởng ứng rộng rãi từ cộng đồng nhà sáng tạo và nhà bán hàng, người dùng và các chủ thể doanh nghiệp, chương trình đã tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm OCOP, góp phần mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế địa phương và ngành nông nghiệp. Thành công này đến từ nỗ lực chung tay của Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức xã hội hướng đến xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 800 phiên live gắn logo "Chợ phiên OCOP" được thực hiện xuyên suốt 6 tháng qua, thu hút hơn 300 triệu lượt xem và mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho ngành hàng OCOP. Với quy mô được đầu tư lớn cùng tần suất diễn ra đều đặn theo tuần, Chương trình đã kết nối với hơn 500 nhà sáng tạo và nhà bán hàng uy tín để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với cộng đồng, đẩy mạnh kết nối giao thương sản phẩm, từ đó góp phần lan toả rộng rãi giá trị văn hóa vùng miền.

Bộ NNN&PTNT cho biết: "Chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh đã được Đảng, Chính phủ, xác định là giải pháp, là xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Việc hợp tác với nền tảng mạng xã hội đóng vai trò quan trọng giúp giải bài toán lâu dài cho lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hợp tác góp phần củng cố và hiện thực hóa mục tiêu và định hướng của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, góp phần gia tăng giá trị của nông sản của các địa phương, thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp". 

 

 

P. Huy

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline