Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 23:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Rừng đước ngập mặn – Tài nguyên quý nơi miền đất mũi

Thứ sáu, 18/11/2022 10:11

TMO - Không chỉ là loại cây gần gũi với người dân vùng đất mũi, đước rừng ngập mặn Cà Mau còn cùng bà con miền ven biển cực Nam Tổ Quốc tham gia vào cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đồng thời, trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đước cũng trở thành nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đi vào thơ ca với bao chiến công lẫy lừng

Viết về miền đất tận cùng cực Nam của Tổ Quốc, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên, thủy hải sản đa dạng trù phú, con người hiền lành mà lại thật thà, chân chất, nhà thơ Xuân Diệu có một câu rất tình, “Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.” Nhà văn Mai Văn Tạo khi miêu tả thời tiết đặc trưng nơi đây cũng đã từng viết, “Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông” (“Đất Cà Mau” - Mai Văn Tạo).

Nhờ khí hậu nhiệt đới gió mùa, thổ nhưỡng giàu phù sa, địa hình thấp, thường xuyên ngập mặn, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt,… tạo điều kiện thuận lợi để cây đước phát triển mạnh. Đước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đem lại nguồn dự trữ sinh quyển dồi dào, ngăn chặn tình trạng nước biển xâm thực vào đất liền, chống sạt lở và giảm diện tích đất.

Những rặng đước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá tại Cà Mau. Ảnh: GN 

Những rặng đước Năm Căn kiên cường, bất khuất vì thế đã đi vào văn chương trong truyện ngắn “Cây đước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi, “Những cây đước cao vút, rễ chi chít từ giữa thân trổ xuống như những cánh tay thò ra bám đất. Như người dân Nam bộ luôn luôn bám đất, chiến đấu không ngừng trước kia và trong mười năm kháng chiến để thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập, dân chủ cho Tổ quốc.”

Nhà thơ Tố Hữu – ngọn cờ đầu của thi ca Cách Mạng đã không tiếc lời ngợi ca phẩm chất cao quý của loại cây này, “Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng, gió càng lay càng dựng thành đồng”. (“Ba mươi năm đời ta có Đảng” - Tố Hữu)

Trong giai đoạn đất nước nhuốm màu sử thi, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm diễn ra trường kỳ, đước cũng trở thành căn cứ địa vững chắc che chở cán bộ chiến sĩ miền đất mũi. Người dân đã vào rừng đước Năm Căn (xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) tập hợp nhân lực và xây dựng thành lũy. Kết cấu trùng điệp cùng sự đa dạng, phức tạp của các nhánh kênh rạch, sông ngòi khiến rừng đước không chỉ gây khó khăn cho giặc mà còn bẻ gãy nhiều đợt hành quân của kẻ thù. Địa danh “làng rừng Cà Mau” cũng dần trở nên nổi tiếng.

Đước xưa đánh tây, đước nay giúp dân 

Ngoài phương diện phòng hộ và củng cố thành lũy, đước cũng là tài nguyên mang đến nhiều giá trị kinh tế nếu so với hơn những loài cây hiện nay tại rừng ngập mặn Cà Mau. Trước kia, người dân địa phương thường khai thác đước để phát triển nghề làm đũa. Khi các cụm rừng đước ngày càng phát triển, bà con lại có thêm nguyên liệu phục vụ công việc làm than, đồ mỹ nghệ,…

Rừng đước giữ vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ bờ biển khỏi nguy cơ sạt lở, ngập mặn. 

Tuy nhiên, từng có thời điểm công việc làm than đước bị cấm do địa phương lo ngại vấn đề khai thác đước quá mức sẽ dẫn đến tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Nhiều năm trở lại đây, người dân Cà Mau đã chuyển sang thu mua nguyên liệu chính thống, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường suốt quá trình làm việc. Chất lượng tuyệt vời từ cây đước nói chung cũng như nghề làm than đước nói riêng ngày càng giúp người dân vươn lên, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Có thể nói dù quá khứ hay hiện tại, đước luôn là niềm tự hào và là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất của miền đất, con người đất mũi. Rừng đước giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái, góp phần tạo nên hành lang bảo vệ bờ biển vững chắc, thành lũy phòng thủ kiên cố trước nguy cơ sạt lở và mang lại nhiều giá trị kinh tế. 

 

 

Huỳnh Kha

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline