Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Ra mắt nền tảng chứng minh và truy xuất nguồn gốc gỗ

Chủ nhật, 19/06/2022 06:06

TMO - Tổng cục Lâm nghiệp nhận định, với việc triển khai nền tảng chứng minh và truy xuất nguồn gốc gỗ HAWA DDS, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang số hoá tiến trình tuân thủ Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản  (VPA/FLEGT), tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.

Ngày 17/6, Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức hội thảo "Thúc đẩy thực hành thương mại lâm sản bền vững và ra mắt Nền tảng chứng minh và truy xuất nguồn gốc gỗ HAWA DDS".

Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, dù tốc độ tăng trưởng hàng năm ổn định 2 con số và tạo được dấu ấn lớn trong năm 2021 nhưng bước sang năm 2022, ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn đối diện với khá nhiều thử thách. 

Cùng với dịch bệnh, căng thẳng chính trị leo thang gây thách thức thêm cho chuỗi cung ứng, giá logistics lẫn giá nguyên vật liệu đều tăng cao khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp biến động mạnh. Lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chủ lực cũng đang khiến đơn hàng bắt đầu giảm. Đặc biệt, những cáo buộc gian lận xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu… cũng đang trở thành mối đe dọa cho sự phát triển toàn ngành.

Ảnh minh họa 

Năm 2022, ngành lâm nghiệp phấn đấu diện tích rừng được cấp chứng chỉ 90.000 ha. Do đó, Phó Tổng cục trưởng Bùi Chính Nghĩa cho rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ, giải quyết những vướng mắc của chuỗi cung ứng, đưa nguồn gỗ rừng trồng hợp pháp đến được với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam.

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho rằng, HAWA DDS là sự chuẩn bị cần thiết để đưa sản phẩm gỗ trong nước sang thị trường quốc tế, đặc biệt là EU.

Chỉ cần truy cập nền tảng HAWA DDS, người sử dụng, từ chủ rừng đến nhà khai thác, doanh nghiệp thương mại, nhà sản xuất, nhà mua hàng đều có thể tìm kiếm thông tin, quản lý lẫn chứng minh, nguồn gốc nguyên liệu một cách rõ ràng mà không phụ thuộc vào hệ thống giấy tờ, thủ tục lưu trữ, tra xét thủ công như trước đây.

Với dữ liệu của nền tảng HAWA DDS, hệ thống sẽ xuất ra Giấy chứng minh nguồn gốc gỗ khai thác trong nước, với đầy đủ thông tin chi tiết về lịch sử, số lượng, địa điểm khai thác… dưới hình thức QR Code. Người mua chỉ cần quét mã để kiểm tra, rồi đối chứng nguồn gốc gỗ trong nguyên liệu và sản phẩm.

HAWA DDS là hệ thống giải trình và truy xuất nguồn gốc gỗ được xây dựng từ nguồn tài trợ từ chương trình FAO – EU FLEGT Dự án HAWA DDS được triển khai thành 2 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2017 và kết thúc vào tháng 6/2021, với mục tiêu cung cấp một giải pháp giải trình gỗ hợp pháp hiệu quả và phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ của Việt Nam để xuất khẩu sang EU và các thị trường phát triển khác, trong bối cảnh chuyển đổi khi quá trình đàm phán VPA đã kết thúc và hệ thống cấp phép FLEGT của Việt Nam sẽ được áp dụng trong tương lai gần.

 

Hoàng Giang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline