Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Quy hoạch, phát triển vùng lòng hồ và lưu vực sông Đà

Chủ nhật, 24/03/2024 06:03

TMO - Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong phương án quy hoạch vùng liên huyện, các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên nằm trong vùng kinh tế lòng hồ và lưu vực sông Đà, là vùng có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện, công nghiệp khai khoáng, du lịch, nông nghiệp đặc thù.

Vùng kinh tế lòng hồ và lưu vực sông Đà nằm ở miền ảnh hưởng của 4 hành lang kinh tế, gồm: Hành lang sông Đà; hành lang quốc lộ 6; hành lang quốc lộ 279D và quốc lộ 4G; hành lang quốc lộ 43. Đây là vùng dân cư đông đúc, giàu khoáng sản và các tài nguyên khác, như rừng, thủy năng, nước ngầm…, thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp đặc thù; du lịch sinh thái, nông nghiệp, văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng, cộng đồng; công nghiệp khai khoáng, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng.

Vùng kinh tế lòng hồ và lưu vực sông Đà có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện, công nghiệp khai khoáng, du lịch, nông nghiệp đặc thù. Ảnh: BSL. 

Mường La được xác định là một cực của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh (thành phố - Mai Sơn - Mường La). Theo quy hoạch tỉnh, Mường La là khu vực bảo tồn đa dạng sinh học, đầu nguồn sông Đà và là trung tâm thủy điện của tỉnh, cung cấp phần lớn điện năng hòa lưới điện quốc gia và phục vụ nhu cầu nội tỉnh; là vùng nông, lâm, ngư nghiệp công nghệ cao và du lịch tổng hợp của tỉnh cũng như vùng lòng hồ dọc sông Đà. Đồng thời, là khu bảo tồn văn hóa, phát triển kinh tế ổn định đời sống cư dân vùng cao, tái định cư thủy điện.

Đối với huyện Phù Yên, đây là khu bảo tồn đa dạng sinh học; là cửa ngõ, trung tâm kinh tế phía Đông Bắc của tỉnh gắn với dịch vụ thương mại, giao thương kết nối liên tỉnh, liên vùng. Phát triển huyện với 2 trụ cột chính: Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông sản; dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch. 

Với trên 10.000 ha diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, Quỳnh Nhai là trung tâm du lịch, thủy sản chất lượng cao, khu vực nông - lâm nghiệp của tỉnh; là khu vực bảo tồn văn hóa, phát triển kinh tế ổn định đời sống dân cư vùng cao, tái định cư thủy điện; phát triển du lịch và thủy sản chất lượng cao. Trong đó, kỳ vọng trở thành Khu du lịch quốc gia có quy mô lớn; phát triển với các mũi nhọn: Nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao gắn với trồng cây dược liệu, mắc ca, cây ăn quả...

Đối với huyện vùng cao Bắc Yên, là khu vực bảo tồn đa dạng sinh học, đầu nguồn sông Đà. Huyện có vai trò kết nối, bổ trợ cho vùng trong phát triển kinh tế, phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy văn hóa; đồng thời, là một trong những vệ tinh của khu du lịch quốc gia Mộc Châu, khu du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La; phát triển gắn với những thành tựu trong nông nghiệp sạch, du lịch nghỉ dưỡng, khám phá...

Các địa phương thực hiện rà soát các quy hoạch về đất đai, xây dựng, đô thị và nông thôn trên địa bàn đảm bảo thống nhất với quy hoạch của tỉnh. 

Theo quy hoạch tỉnh, phương án tổ chức các hoạt động kinh tế-xã hội theo mô hình tổ chức không gian phát triển “4 vùng kinh tế, 2 cực tăng trưởng, 6 hành lang phát triển”, trong đó, 4 huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên thuộc vùng lòng hồ và lưu vực sông Đà. Giai đoạn 2026-2030, vùng có 4 đô thị huyện lỵ, trong đó: Đô thị Ít Ong, huyện Mường La và thị trấn Phù Yên (mở rộng), huyện Phù Yên là đô thị loại IV; thị trấn Quỳnh Nhai (mở rộng), huyện Quỳnh Nhai và thị trấn Bắc Yên (mở rộng), huyện Bắc Yên là đô thị loại V. Đến năm 2050, cùng với việc nâng cấp các thị trấn, đô thị, dự kiến sẽ có thêm đô thị Ngọc Chiến, Mường Bú huyện Mường La và đô thị Mường Cơi, huyện Phù Yên.

Quy hoạch cũng xác định, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, đến năm 2030, vùng chiếm 1/3 lượng khách du lịch đến Sơn La và đến 2050 đạt 45-50%. Cụ thể, huyện Quỳnh Nhai và Mường La xây dựng khu du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La là khu du lịch cấp tỉnh; huyện Bắc Yên phát triển khu du lịch Tà Xùa và các vùng phụ cận là khu du lịch cấp tỉnh; huyện Mường La phát triển khu du lịch Ngọc Chiến là khu du lịch cấp tỉnh.

Nông nghiệp sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng phát triển các nông sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa và Mường La. Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, gồm: Vùng xoài Mường La, vùng cây ăn quả có múi Phù Yên; vùng nguyên liệu phục vụ chế biến; vùng chăn nuôi.

Về phương án phát triển cụm công nghiệp (CCN), giai đoạn 2021-2030, vùng lòng hồ và lưu vực sông Đà tiếp tục duy trì và phát triển CCN Gia Phù; phát triển thêm các CCN Mường Giàng, CCN Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai; CCN Huy Tân, CCN Tân Lang, huyện Phù Yên; CCN Phiêng Ban, huyện Bắc Yên; CCN Mường La, huyện Mường La. Giai đoạn 2031-2050, duy trì, khai thác hiệu quả diện tích đất đã giao cho chủ đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp sản xuất, quản lý. Thành lập mới CCN Mường Chùm, huyện Mường La; CCN Song Pe, huyện Bắc Yên.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đang phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Đồng thời, thực hiện rà soát các quy hoạch về đất đai, xây dựng, đô thị và nông thôn trên địa bàn đảm bảo thống nhất với quy hoạch của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi việc triển khai các nhiệm vụ, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các nội dung được quy hoạch mới giai đoạn 2021-2030.

 

 

Minh Hưng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline