Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 23:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Quy hoạch, phân bổ hợp lý quỹ đất cho phát triển kinh tế-xã hội

Thứ hai, 27/02/2023 04:02

TMO - Thời gian tới, UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác quy hoạch, cân đối và phân bổ hợp lý quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khai thác tối đa quỹ đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp và phi nông nghiệp. Tăng cường vốn đầu tư vào lĩnh vực trồng mới và khoanh nuôi phục hồi rừng để bảo vệ môi trường, làm giảm tác hại của biến đổi khí hậu. Thường xuyên rà soát lại và kiểm tra tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân để phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí quỹ đất. Quản lý và sử dụng đất phải theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

Đảm bảo bố trí đủ quỹ đất sử dụng cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển khu dân cư, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trên cơ sở chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đấtTrên cơ sở dự báo phát triển các ngành kinh tế-xã hội, tính toán nhu cầu sử dụng đất và bố trí đủ quỹ đất phục vụ mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển khu dân cư với mức sống có chất lượng cao, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh một cách hợp lý và có hiệu quả cao.

Sử dụng hợp lý và bền vững quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực. Đất sản xuất nông nghiệp: phải sử dụng phù hợp với khả năng thích nghi của từng loại cây trồng: cây hàng năm, cây lâu năm; cây có tưới, cây chịu hạn,… với từng loại đất và đặc điểm khí hậu của từng tiểu vùng. Vì vậy trong quá trình sử dụng phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nôi cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện,…) để việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý và bền vững, mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh việc phân bổ quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp, tỉnh Phú Yên chú trọng đến các giải pháp tăng cường mật độ che phủ, hạn chế mức thấp nhất tình trạng xói mòn đất. 

Đối với những vùng đất dốc cần áp dụng phương pháp canh tác tiên tiến, tăng cường mật độ che phủ, hạn chế mức thấp nhất tình trạng xói mòn, rửa trôi lớp đất mặt. Đối với những vùng thiếu nước tưới cần chuyển đổi hệ thống cây trồng phù hợp, tăng diện tích cây trồng chịu hạn, bảo vệ thảm thực vật bề mặt để giữ ẩm cho đất. Đảm bảo độ che phủ đất để hạn chế lũ lụt, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững, cải tạo môi trường đất để sử dụng bền vững.

Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn nhưng diện tích đất còn rừng không nhiều và chủ yếu là rừng nghèo đến trung bình. Vì vậy phải bảo vệ diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ để tạo nguồn sinh thuỷ trong mùa khô, hạn chế lũ lụt trong mùa mưa. Đầu tư trồng mới và khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, nhất là các khu vực đầu nguồn các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước, hồ thuỷ điện,… khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng sản xuất để tăng độ che phủ và có nguồn nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến gỗ, làm hàng thủ công mỹ nghệ,…

Mục tiêu sử dụng đất được tỉnh Phú Yên xác định trong dự thảo Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050:  Đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Phương án sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 giải quyết về cơ bản những nhu cầu cấp bách và lâu dài của nền kinh tế; đảm bảo sự bình đẳng và sự chấp nhận về mặt xã hội trong sử dụng đất và bảo đảm sự tương hợp giữa các mục tiêu trong quy hoạch tỉnh.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong những năm tới của tỉnh là tập trung khai thác diện tích đất bằng chưa sử dụng có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp tại các huyện. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh, xen canh tăng vụ phấn đấu tới năm 2030 diện tích gieo trồng cây lương thực đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp đầy đủ thực phẩm cho người dân. Đến năm 2030, định hướng giữ được diện tích đất nông nghiệp khoảng 400.000 ha đến 424.000 ha. Phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như cây hoa màu hàng hoá phục vụ đô thị, phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường, kết cấu đất đai.

Với đất phi nông nghiệp, tỉnh định hướng sử dụng đất khu dân cư được hình thành theo 2 khu vực. Khu vực nông thôn: Phát triển khu dân cư theo hướng nông thôn hiện đại từng bước tạo cơ sở cho sự đô thị hoá sau này. Theo định hướng này, diện tích đất khu dân cư nông thôn đến năm 2030 sẽ là 16.515 ha, trong đó đất ở nông thôn là 5.149ha. Khu vực đô thị: Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa tỉnh đạt bình quân chung cả nước. Quy mô, chất lượng các đô thị trong hệ thống đô thị đảm bảo. Chỉ tiêu theo Quốc gia phân bổ là 20.944 ha; Diện tích đất quốc phòng đến năm 2030 có khoảng 12.328 ha; đất an ninh có khoảng 1.865 ha, bằng chỉ tiêu quốc gia phân bổ và giữ ổn định trong giai đoạn tiếp theo.

Ngoài ra, với nguồn lực đất đai tại địa phương tỉnh Phú Yên định hướng sử dụng đất cho các mục tiêu khác của địa phương như: phát triển hạ tầng, trong đó đến năm 2030 nhu cầu đất giao thông của tỉnh cần khoảng 11.030 ha; quỹ đất cho phát triển thuỷ lợi của tỉnh khoảng 3.105 ha; dự kiến tổng diện tích đất y tế có khoảng 133 ha vào năm 2030, tăng 76 ha so với năm 2020n tổng diện tích đất cơ sở giáo dục đến năm 2030 có khoảng 831 ha, tăng 252 ha so với năm 2020. Đến năm 2030 diện tích đất bãi thải toàn tỉnh có khoảng 301ha.

Trên quan điểm khai thác triệt để quỹ đất, dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 sẽ khai thác phần diện tích có khả năng cải tạo để đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2030 sẽ còn 5.485ha, như vậy sẽ giảm 12.262 ha do chuyển vào các mục đích sau: Chuyển sang đất nông nghiệp 10.282 ha; Chuyển sang đất phi nông nghiệp là 1.808 ha. 

Tỉnh Phú Yên ưu tiên nguồn lực đất đai cho phát triển hạ tầng giao thông, khu kinh tế, công nghiệp. 

Thời gian tới nhằm quy hoạch, phân bổ hợp lý quỹ đất trên địa bàn tỉnh cho phát triển kinh tế xã hội, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành chức năng, địa phương tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng kinh doanh cho các nhà đầu tư thông qua công khai quy hoạch sử dụng đất, tăng cường vai trò của Trung tâm Phát triển quỹ đất ở địa phương trong việc GPMB tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng khu, cụm công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và ngoài hàng rào; đảm bảo các quyền cơ bản của các nhà đầu tư đối với đất đai. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kiên quyết thu hồi các diện tích đất, mặt nước sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả, để hoang hóa đã giao cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp để cho các nhà đầu tư khác thuê, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

Có chính sách bảo đảm lợi ích lâu dài đối với diện tích được quy hoạch chuyên trồng lúa nước, bảo đảm an ninh lương thực như: kiểm soát chặt chẽ, các nhà đầu tư phải nộp khoản tiền khi chuyển đất lúa nước sang các mục đích khác; khuyến khích người trồng lúa đầu tư thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng đất. Rà soát đề xuất bổ sung các quy định liên quan đến thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; quy định về phát hiện, xử lý các sai phạm về đất đai và hoàn chỉnh các quy định về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai theo hướng xử lý nghiệm và kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Tăng cường kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất, xử lý triệt để các trường hợp người quản lý có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và trường hợp không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, phòng hộ xung yếu đã được Quốc gia phân bổ, kiểm soát chặt chẽ. Khi triển khai các chương trình, dự án cần hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, xem xét ưu tiên thực hiện trên diện tích đất chưa có rừng, những diện tích đất có điều kiện canh tác kém, hiệu quả thấp.

Tăng cường kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất, xử lý triệt để các trường hợp người quản lý có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và trường hợp không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, phòng hộ xung yếu đã được Quốc gia phân bổ, kiểm soát chặt chẽ. Khi triển khai các chương trình, dự án cần hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, xem xét ưu tiên thực hiện trên diện tích đất chưa có rừng, những diện tích đất có điều kiện canh tác kém, hiệu quả thấp...

 

 

Thu Hà

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline