Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 04:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Quy hoạch các khu vực đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên

Thứ sáu, 24/02/2023 04:02

TMO - Nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cũng như giá trị đa dạng sinh học trên địa bàn, thời gian tới tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh quy hoạch, thành lập các khu vực đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, hướng tới mục tiêu quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên này.

Tính đến hết năm 2021, Vĩnh Phúc có hơn 30.883 ha diện tích rừng, trong đó rừng phòng hộ hơn 3.913 ha, rừng đặc dụng, rừng sản xuất hơn 26.970 ha. Trên địa bàn tỉnh có 1 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích 34.995 ha; 2 khu di sản thiên nhiên với diện tích 163,62 ha, 1 vườn chim (Vườn cò Hải Lựu) diện tích 15 ha; 2 loài động vật được ưu tiên bảo vệ là Rắn hổ mang chúa và Gấu; 17 cây di sản được vinh danh và 5 giống cây trồng quý hiếm cần được bảo tồn là trà hoa vàng, ba kích, khoai lang Hoàng Long, na dai Bồ Lý, thanh long ruột đỏ. 

Trong đó, Vườn Quốc gia Tam Đảo nằm trên địa giới hành chính 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang được đánh giá là một trong những nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm như gấu, hươu, nai, hoẵng, cầy, sóc, chồn; hoàng thảo Tam Đảo, trà hoa vàng,...Tỉnh cũng có hệ thống đất ngập nước tương đối phong phú với nhiều hình thái (đầm, hồ, sông, suối...) có tính đa dạng sinh học cao và phong phú với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp có giá trị khai thác để phục vụ du lịch như hồ Đại Lải (thành phố Phúc Yên); đầm Vạc (Vĩnh Yên); hồ Thanh Lanh (Bình Xuyên); hồ Vân Trục (Lập Thạch)… 

VQG Tam Đảo được đánh giá là một trong những nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm. 

Dự thảo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2020 nhấn mạnh đến công tác quy hoạch các khu vực đa dạng sinh học và khu bảo tồn thiên nhiên nhằm tận dụng tối đa các khu vực có tính đa dạnh sinh học cao để phục vụ cho công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạnh sinh học. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng đa dạnh sinh học và kết quả rà soát theo tiêu chí của Luật đa dạnh sinh học 2008. 09 khu bảo tồn được quy hoạch trong giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gồm 01 VQG; 04 khu bảo tồn loài – sinh cảnh và 04 khu bảo vệ cảnh quan.

Trong đó có 6 khu bảo tồn (KBT) trên cạn (bao gồm VQG Tam Đảo, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vườn cò Hải Lựu, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Đông bắc bộ, Khu Bảo vệ cảnh quan Tây Thiên; Khu Bảo vệ cảnh quan Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức); 3 KBT đất ngập nước (Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khu vực ngã ba sông Đà - Lô – Thao, Khu bảo vệ canh quan hồ Vân Trục, Khu bảo vệ canh quan hồ Đại Lải).

Tại VQG Tam Đảo – khu bảo tồn hiện có theo Luật Đa dạng sinh học, diện tích tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 15.271ha. Các nhà thực vâṭ học đã thống kê được có 1.436 loài (91,6% số loại trong khu hệ thực vật của tỉnh hiện diện tại đây), thuôc ̣741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vâṭ (ngành Hạt kín: 1.149 loài, ngành Hạt trần: 17 loài, ngành Thông đất 13 loài, ngành Cỏ tháp bút 1 loài, ngành Dương xỉ 59 loài, ngành Rêu 197 loài). Trong đó có 68 loài đặc hữu và 58 loài mang gen quý hiếm có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới IUCN. Hệ động vật ở VQG Tam Đảo đã có khoảng 1.141 loài, thuộc 150 họ của 39 bộ ̣ Trong đó, 64 loài có giá tri ̣khoa học cần bảo tồn, 16 loài đặc hữu, 18 loài có tên trong Sách đỏ Thế giới và 8 loài cấm buôn bán.

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vườn cò Hải Lựu được đề xuất thành lập mới nằm trên địa phận thôn Dừa Lễ, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô. Tổng diện tích khu vực Vườn cò là 15ha, trong đó khu vực chim, cò làm tổ là 7 ha. Giá trị cho bảo tồn thiên nhiên, đa dạnh sinh học: Một số loài chim, cò làm tổ ở đây chiếm ưu thế về tính đa dạng di truyền, gồm các loài như cò lửa, cò lửa lùn, cò bợ, cò ruồi, cò xanh…Mùa sinh sản của các loài chim phụ thuộc vào sự đến sớm hay muộn của mùa mưa, chất lượng cây mà chúng làm tổ và nguồn thức ăn. Thực vật ở vườn cò hiện nay là những cây thuộc hệ sinh thái rừng còn sót lại do hậu quả của việc khai phá đất làm nông nghiệp như: Tre, trám, xoan, trẩu, sung, nhãn…

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Trạm đa dạng sinh học Mê Linh: Đề xuất thành lập mới nằm trên địa phận hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Phúc Yên khoảng 20 km, Đại Lải khoảng 12km về phía bắc, tổng diện tích tự nhiên 170,3ha. Giá trị cho bảo tồn thiên nhiên, đa dạnh sinh học: Rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp và núi thấp. Trên độ cao 300m trở lên, rừng đã khép tán. Có 841 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 166 họ 577 chi với 5 ngành. Thú có 26 loài thuộc 14 họ,7 bộ; Chim có 109 loài thuộc 38 họ, 12bộ; Bò sát có 14 loài thuộc 7 họ, 1 bộ; Ếch nhái có 13 loài thuộc 5 họ, 1 bộ; Côn trùng có 1088 loài thuộc 105 họ,10 bộ. 

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh kết hợp công tác bảo tồn với việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học. 

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Đông Bắc Bộ: Đề xuất thành lập mới rừng nghiên cứu khoa học thuộc Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Bắc Bộ tại xã Ngọc Thanh, Thành phố Phúc Yên. Trung tâm được giao quản lý 1.097 ha rừng trong đó: 70 ha rừng tự nhiên, 794 ha rừng trồng (rừng nghiên cứu, môi sinh, PAM), 62 ha đất cho các mục đích khác, 171 ha đất chưa có rừng. Hiện rừng tự nhiên vẫn được khoanh nuôi, bảo vệ các diện tích khác luôn được trồng phục vụ nghiên cứu. Giá trị cho bảo tồn thiên nhiên, đa dạnh sinh học: 70 ha rừng tự nhiên là rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp và núi thấp. Trên độ cao 300m trở lên. Đây là khu rung cần được bảo vệ phục vụ cho nhiên cứu khoa học

Khu Bảo vệ cảnh quan Tây Thiên được đề xuất thành lập mới, trong đó quần thể di tích danh thắng Tây Thiên thuộc địa giới hành chính xã Đại Đình và một phần diện tích tự nhiên xã Tam Quan. Phía bắc, Tây Bắc giáp đất trồng rừng (Vườn quốc gia Tam Đảo); phía Nam giáp đồng Bùa và khu vực đền Trình (xã Tam Quan) phía Đông giáp đất trồng rừng. Tổng diện tích tự nhiên 850ha. Nằm trong vườn quốc gia Tam Đảo, quần thể khu di tích Tây Thiên có hệ động, thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên rất đẹp. Thảm thực vật tại khu vực nằm trong quần hệ rừng kín nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở núi thấp (300 - 700m).

Khu Bảo vệ cảnh quan Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức nằm trên địa phận xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng diện tích khoảng 800 ha Tại khu vực thảm thực vật là rừng trồng bao gồm các loài keo (Acasia mangium, A. auriculiformis), Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis), Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis, Eucalyptus globules, Eu. Exserta, Eu. grandis) và cây bụi.

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khu vực ngã ba sông Đà - Lô – Thao: Đề xuất thành lập mới với tổng diện tích vùng đất ngập nước là 24.000 ha Khu vực ngã ba sông là nơi hợp lưu của các sông Đà, sông Thao và sông Lô thuộc hệ thống sông Hồng; Có mức đa dạnh sinh học cao về thành phần loài và phong phú kiểu nơi cư trú. Có 11 loài cá quý hiếm và 2 loài trai đặc hữu được ghi trong Danh lục Đỏ và Sách Đỏ Việt Nam (2007); Nằm trong vùng phân bố tự nhiên đồng bằng Bắc Bộ nhưng có liên quan trực tiếp với vùng phân bố tự nhiên Đông Bắc và Tây bắc Việt Nam; Là nơi đẻ trứng của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế di cư từ biển vào đẻ trứng như cá Mòi, cá Cháy.

Khu bảo vệ canh quan hồ Vân Trục: Đề xuất thành lập mới thuộc địa bàn xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Ngoài việc giữ chức năng là hồ thuỷ lợi, lấy nước phục vụ tưới tiêu thì hồ Vân Trục còn được khai thác để nuôi thủy sản nước ngọt. Thảm rừng trồng được thời gian khá dài không khái thác hoặc khai thác ở mức vùa phải cho tái sinh nên cảnh tại đây khá đẹp với thảm rừng trồng có màu xanh trải rộng tạo cho khu vực có quang cảnh đẹp.

Khu bảo vệ canh quan hồ Đại Lải: Đề xuất thành lập mới nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh và Đồng Xuân của thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng dung tích 34,5 triệu m3 ở mức cốt tràn của đập là 23 m, hồ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 2.000 ha đất canh tác của huyện Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Mê Linh, Sóc Sơn (Hà Nội); hồ có chức năng ngăn và xả lũ cho toàn bộ khu vực này.

Phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạnh sinh học tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp, gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cùng với kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực khác trong tỉnh cũng như trên cả nước. Đến năm 2050, đa dạnh sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được coi trọng, bảo tồn, phục hồi, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạnh sinh học , tạo nền tảng phát triển bền vững kinh tế - xã hội và mang lại lợi ích cho mọi người dân. 

 

 

Hạnh Nguyễn 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline