Hotline: 0941068156

Thứ tư, 18/12/2024 22:12

Tin nóng

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Thứ tư, 18/12/2024

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý tài nguyên nước

Thứ tư, 11/12/2024 06:12

TMO - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến khó lường gây suy giảm nguồn nước nghiêm trọng, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, đồng thời triển khai nhiều giải pháp thiết thực trong đó có quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lý.

Trong những năm gần đây, sự gia tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nên nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác cũng tăng nhanh, gây áp lực cao về khả năng đáp ứng nguồn nước.

Mặt khác, do sự tác động của biến đổi khí hậu và tập quán sử dụng nước của người dân dẫn đến tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất) đang có dấu hiệu suy giảm mà không có sự hồi phục theo quy luật, đặc biệt là suy giảm tài nguyên nước ở khu vực sử dụng vào mục đích sinh hoạt, sản xuất ở các đô thị tập trung và cấp nước tưới cây công nghiệp. Bên cạnh đó, Quảng Trị là một trong những địa phương có thời tiết khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên, hạn hán thất thường đã làm cho nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra do việc khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm... khiến nước sạch đang ngày một khan hiếm cần những biện pháp quản lý, thích ứng phù hợp. Mặc dù Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, phân bố đều khắp, điều kiện thủy văn thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân. Tuy nhiên do điều kiện địa hình của tỉnh có hệ thống sông suối ngắn, dốc, lòng sông hẹp, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn khiến địa hình tỉnh bị chia cắt mạnh, thảm phủ thực vật vùng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề. Đây là nguyên nhân gây ra những thay đổi phức tạp của dòng chảy, mùa khô hầu hết các khe suối ở đầu nguồn bị khô cạn thiếu nước.

Mặt khác triều xâm nhập sâu vào đất liền từ 20-25 km; về mùa mưa dòng chảy lũ tập trung nước gần 90% diện tích lưu vực dồn về vùng đồng bằng nhỏ hẹp; lũ, ngập lụt vùng đồng bằng thường xuyên xảy ra khi có mưa lớn, bão; lũ quét thường xảy ra vùng núi, vùng gò đồi, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, làm giảm chất lượng, suy thoái nguồn nước, gia tăng xâm nhập mặn và nước biển dâng. Hiện tại hệ thống ngăn mặn ở các đập, cống các sông trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư và phát huy tác dụng.

Hệ thống ngăn mặn ở các đập, cống các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được đẩy mạnh đầu tư. (Ảnh minh hoạ). 

Tuy nhiên khi mực nước biển dâng cao sẽ gây khó khăn cho tiêu thoát về mùa kiệt, nồng độ mặn tăng cao, nước bị ứ đọng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trên sông dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước sông gia tăng. Vì vậy, các vùng nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng do nồng độ mặn tăng cao, môi trường nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến giảm chất lượng và sản lượng nuôi trồng thủy sản.

Sự cạnh tranh về nhu cầu sử dụng nước ở nhiều ngành khác nhau ngày càng tăng, trong bối cảnh chất lượng nước ngày một kém đi. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp; nước thải y tế ngày càng nhiều đã gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt trên một số sông, hồ, hiện tượng khô hạn tại các sông, hồ không đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận nước thải, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH...

Trước thực trạng trên, thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Trị triển khai nhiều giải pháp quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đảm bảo hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Trong đó, tỉnh Quảng Trị đã Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có định hướng đến năm 2020; Quy hoạch quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị; Quyết định số 2019/QĐ-UBND, ngày 6/9/2023 về “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành và để tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định. Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trên địa bàn; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức tập huấn cho các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Ban hành nhiều văn bản yêu cầu các đơn vị hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh (thuộc đối tượng giám sát tự động, trực tuyến) khẩn trương hoàn thiện việc lắp đặt, quản lý, vận hành thiết bị giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định.

Quảng Trị đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân về việc bảo vệ, bảo tồn tài nguyên nước trong quá trình sản xuất. (Ảnh minh hoạ). 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước. Hằng năm, xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước. Từ năm 2016-2023, Sở đã thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với 106 cơ sở sản xuất, kinh doanh (kết hợp các lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước).

Qua đó, phát hiện các sai phạm và có biện pháp chấn chỉnh khắc phục những thiếu sót theo quy định. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Tài nguyên nước, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước đến cán bộ, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn do địa phương quản lý. Các địa phương quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý và khai thác nguồn nước như sử dụng trang thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ quản lý vận hành.

Đồng thời đầu tư công nghệ thủy lợi tiên tiến phục vụ các vùng núi cao; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Thực hiện các giải pháp chống ngập cho các đô thị; đầu tư xây dựng các công trình giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn nhằm hỗ trợ cho các phương án di dân khi xảy ra thiên tai; triển khai các dự án nạo vét luồng lạch tại cảng Cửa Việt, Cửa Tùng... Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

Tích cực hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, đảm bảo tăng trưởng xanh và ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tạo môi trường sống bền vững cho người dân đô thị. Xây dựng các công trình phòng chống hạn, hệ thống ngăn mặn, các trạm bơm dã chiến, tổ chức lấy nước sớm để trữ vào các kênh tiêu, hồ ao, đầm.

Để bảo vệ và phát huy hiệu quả của tài nguyên nước, ngày 6/9/2023, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2019/QĐ-UBND về “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó đối với lĩnh vực tài nguyên nước là tiến hành lập và thực hiện kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước.

Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp thống nhất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương trong tỉnh; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, bằng những giải pháp cụ thể và tích cực, tỉnh Quảng Trị đang quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước để thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ở Quảng Trị không chỉ góp phần bảo vệ sinh kế cho người dân ở đây mà còn góp phần vào bảo tồn hệ sinh thái và duy trì đa dạng sinh học cho toàn bộ khu vực.

 

 

Đức Chính

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline