Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Quảng Trị bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ ba, 03/10/2023 07:10

TMO - Tỉnh Quảng Trị xác định, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh; đồng thời có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế. Vì thế, đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho cộng đồng dân cư này được Quảng Trị đặc biệt chú trọng. 

Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên hơn 313,6 nghìn ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên của tỉnh, dân số hơn 192,2 nghìn người, trong đó DTTS gần 95 nghìn người, chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Thiếu đất ở, đất sản xuất, từ lâu đã trở thành vấn đề cấp bách đối với đồng bào DTTS và người dân vùng miền núi. 

Nhằm giúp đồng bào các dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, cải thiện đời sống, ngày 18/7/2018, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2018/ NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019 - 2022 (Nghị quyết 10). 

Đối tượng áp dụng của Nghị quyết 10 là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất. Thời gian thực hiện nghị quyết từ năm 2019-2022. Phấn đấu đến năm 2020 giải quyết 100% đất ở, cơ bản giải quyết đất sản xuất và cấp giấy CNQSD đất cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tỉnh Quảng Ngãi triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó giảm nghèo bền vững. 

Theo Nghị quyết 10, toàn tỉnh có 1.189 hộ được hỗ trợ về đất ở, chi phí đo đạc và cấp giấy CNQSD đất ở. Theo đó, mỗi hộ được giao đất ở với hạn mức 400 m2, được hỗ trợ tạo mặt bằng đất ở 600 nghìn đồng. Đối với đất sản xuất, toàn tỉnh có 2.768 hộ được hỗ trợ kinh phí đo vẽ, cấp giấy CNQSD đất sản xuất với hạn mức giao đất theo quy định hiện hành. Tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 10 là 8,627 tỉ đồng. Trong đó, nguồn kinh phí hỗ trợ tạo mặt bằng đất ở do ngân sách tỉnh phân bổ 100%; kinh phí hỗ trợ đo vẽ, cấp giấy CNQSD đất ở, đất sản xuất được ngân sách tỉnh hỗ trợ 80%, còn lại 20% do các huyện đối ứng.

Tuy nhiên, vì tiến độ thực hiện chưa đạt yêu cầu do một số khó khăn, vướng mắc nên vào tháng 12/2022, UBND tỉnh có tờ trình gửi Thường trực HĐND tỉnh về việc xin gia hạn thời gian thực hiện Nghị quyết 10. Sau đó, vào ngày 9/12/2022, HĐND tỉnh khóa VIII đã ban hành Nghị quyết số 80/2022/NQHĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Trong đó, cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 10 đến hết năm 2023.

Thực hiện Nghị quyết 10 tại huyện Hướng Hóa, tổng số hộ gia đình, cá nhân đăng ký lập hồ sơ cấp giấy CNQSD đất theo Nghị quyết 10 là 3.152 hộ/3.152 giấy chứng nhận (GCN) với tổng diện tích khoảng 2.004 ha. Trong đó, đất ở 1.123 hộ/1.123 GCN với diện tích khoảng 44,92 ha; đất sản xuất 2.029 hộ/2.029 GCN với diện tích khoảng 1.959 ha. Tính đến nay, 21/21 xã, thị trấn đã tiến hành đo đạc với tổng số hộ được đo đạc là 2.773 hộ/3.152 hộ đăng ký đo đạc. Số hộ được cấp giấy CNQSD đất là 616 hộ/2.773 hộ được đo đạc, lập hồ sơ (đạt tỉ lệ 22,2 %). Trong đó, đã cấp giấy CNQSD đất ở cho 144 hộ/144 GCN; cấp giấy CNQSD đất sản xuất cho 472 hộ/472 GCN.

Đồng bào dân tộc tại một số địa phương như Hướng Hóa, ĐaKrông được hỗ trợ về đất sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống. 

Xác định tầm quan trọng của đất ở và đất sản xuất, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025 đã đưa vấn đề này lên đầu tiên (Dự án 1). Trong quá trình thực hiện, tỉnh Quảng Trị cũng ưu tiên triển khai sớm, triển khai nhanh nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng thuộc 2 huyện miền núi Hướng Hóa và ĐaKrông.

Tại huyện ĐaKrông, bám sát các hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, ngày 21/4/2023, UBND huyện đã có Quyết Định số 532/QĐ-UBND, phê duyệt 67 hộ được hỗ trợ đất ở đợt 1/2023. Trong đó, xã A Ngo 10 hộ, xã A Vao 18 hộ, xã Húc Nghì 07 hộ, xã Tà Long 06 hộ, xã Ba Nang 10 hộ, xã Đakrông 10 hộ, xã Mò Ó 06 hộ. Quyết định số 534 ngày 24/4/2023; Quyết định số 833 ngày 15/5/2023; Quyết định 1433 ngày 12/07/2023; Quyết định 1432 ngày 12/07/2023 phê duyệt thêm 166 hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ đất ở (đợt 2,3, 4 năm 2023). Năm 2023, toàn huyện Đakrông đã có 233 hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ đất ở. Riêng đối với đất sản xuất, hiện các ban, ngành đang hoàn thiện khâu cuối cùng, để trình UBND huyện Đakrông ký quyết định phê duyệt số hộ được thụ hưởng.

Trong năm 2022, toàn huyện Hướng Hóa có 78 hộ được hỗ trợ đất ở, 156 hộ được hỗ trợ đất sản xuất. Năm 2023, do được phân bổ nguồn vốn sớm hơn nên ngày 10/5/2023, UBND huyện Hướng Hóa đã có Quyết định số 1453/QĐ-UBND phê duyệt 66 hộ được hỗ trợ đất ở, 97 hộ được hỗ trợ đất sản xuất. Như vậy, từ năm 2022 đến nay, toàn huyện có 153 hộ được hỗ trợ đất ở; 253 hộ được hỗ trợ đất sản xuất.

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho biết: Hiện nay, hầu hết các địa phương ở Quảng Trị đang triển khai các thủ tục giải ngân nguồn vốn đối với Dự án 1 được phân bổ trong kế hoạch năm 2022 và năm 2023. Qua đó, hàng trăm hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất  sẽ sớm được cấp đất. Cùng với Dự án 1, nhiều dự án khác trong Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 đang được triển khai đồng bộ sẽ là động lực để vùng đồng bào DTTS, miền núi Quảng Trị phát triển toàn diện.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030 cũng đã đề ra nhiều giải pháp ưu tiên nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Cụ thể, tỉnh sẽ ưu tiên bố trí ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương để đầu tư các công trình giao thông kết nối, công trình điện lưới quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho các huyện nghèo có nhiều xã, thôn đặc biệt khó khăn; thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch, kế hoạch, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương. 

 

 

Lê Thắng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline