Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/04/2025 09:04

Tin nóng

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Thứ hai, 28/04/2025

Quảng Ninh nhân rộng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng

Thứ hai, 17/03/2025 12:03

TMO - Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận.

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh phối hợp với Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tổ chức lớp tập huấn cho nông dân trên địa bàn về chương trình IPM. Tại lớp tập huấn các học viên được truyền đạt các phần kiến thức cơ bản và mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của chương trình IPM trên cây lúa, cây dong riềng; quản lý ốc bươu vàng, xử lý sâu bệnh gây hại thối thân, cháy lá trên cây dong riềng, cỏ dại; phân bón cho cây trồng; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đúng cách. 

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, những năm qua nông dân trên địa bàn TX.Quảng Yên đã tích cực triển khai mô hình IPM trên cây lúa. Mô hình này thực hiện theo 5 nguyên tắc: Trồng và chăm cây khoẻ; thăm đồng thường xuyên; nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng; phòng trừ dịch hại; bảo vệ thiên địch. Trong mỗi vụ sản xuất, định kỳ hàng tháng, cán bộ chức năng phường phối hợp cùng bà con nông dân tổ chức đi thăm đồng kiểm tra sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình canh tác, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đều được tính toán với quy trình và liều lượng khoa học, hợp lý. Thực hiện mô hình này đã góp phần hạ chi phí đầu tư, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại tồn dư trong nông sản, đảm bảo sức khỏe người sản xuất, an toàn vệ sinh lương thực, thực phẩm, ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và nông dân thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.  Cùng với vùng trồng lúa phường Yên Giang, chương trình IPM hiện đã được nhân rộng tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo các hộ dân tại xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu: Qua áp dụng mô hình IPM, người dân chú trọng đến quy trình trồng dong riềng ngay từ khâu làm đất, bởi khi cày lật, phơi ải, bón vôi và chế phẩm sinh học giúp tiêu diệt phần lớn mầm bệnh và vi sinh vật gây hại trong đất. Nhờ đó, đã giảm được chi phí và công chăm sóc, lại không phải sử dụng thuốc hóa học giúp cây trồng phát triển hiệu quả, đồng thời đảm bảo yếu tố an toàn bền vững trong sản xuất.

Việc quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng mang lại hiệu quả cho sản xuất tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. 

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, chương trình IPM đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người nông dân, rõ nét nhất là năng suất trung bình của giống lúa ST25 tại một số địa phương như huyện Tiên Yên, Hải Hà, TP Uông Bí... đều đạt 55-60 tạ/ha. Sản phẩm gạo được đánh giá có chất lượng thơm ngon, giá bán cao hơn các sản phẩm thông thường từ 50-70%.

Ngoài ra, các mô hình trồng cây dược liệu, trồng xen cây dược liệu với cây lâm nghiệp cũng được quan tâm triển khai thực hiện như mô hình nhân giống trà hoa vàng bằng phương pháp chiết cành tạo cây thế tiểu cảnh; trồng cây giổi xanh xen kẽ cây dược liệu sâm cau đỏ; trồng lim xanh xen kẽ cát sâm tại một số huyện miền Đông đã góp nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện đời sống của người dân bản địa. Đặc biệt, việc áp dụng IPM giúp giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng từ 1-2 lần so với diện tích không thực hiện chương trình IPM nên đã tiết kiệm chi phí mua thuốc và công phun thuốc (tiết kiệm tiền thuốc bảo vệ thực vật và công phun thuốc từ 90.000-180.000 đồng/sào/vụ, tương đương 2,4-4,9 triệu đồng/ha/vụ). 

Với mục tiêu chuyển giao khoa học kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng, giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe con người, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND về triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, hướng đến cân bằng sinh thái để quản lý dịch hại và bảo tồn thiên địch, thông qua áp dụng hài hòa các biện pháp canh tác, tăng khả năng chống chịu của cây trồng, giảm sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái tăng khả năng cạnh tranh, tăng giá trị và lợi nhuận trên một diện tích đất nông nghiệp

Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2025, là một trong các tỉnh tiên phong trong cả nước triển khai thực hiện hiệu quả chương trình IPM theo tiêu chí của tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO). Có 80 - 90% số xã/phường sản xuất nông nghiệp có đội ngũ nông dân được huấn luyện hiểu biết và ứng dụng hiệu quả về IPM.  Có 50 - 60% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp hiểu biết và áp dụng IPM trên các cây trồng.

Mở rộng ứng dụng diện tích IPM trên các cây trồng, cụ thể: Cây lúa: Đến năm 2025 có 60 - 65% diện tích ứng dụng IPM trên tổng diện tích gieo cấy và đạt trên 90% diện tích trong vùng sản xuất tập trung; Cây rau màu có 70% diện tích ứng dụng IPM trên tổng diện tích gieo trồng và đạt 100% trong vùng sản xuất tập trung; Cây ăn quả: 70% diện tích ứng dụng IPM;  Cây trồng chủ lực khác (cây chè, cây dược liệu, cây dong riềng...): Đến năm 2025 có 50 - 60% diện tích ứng dụng IPM./.

 

 

Lê Vân 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline