Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 12:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Quảng Ngãi phát triển hạ tầng thủy lợi theo hướng đa mục tiêu

Thứ tư, 10/04/2024 14:04

TMO - Tỉnh Quảng Ngãi chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, phục vụ đa mục tiêu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất.  

Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 807 công trình thủy lợi (gồm 127 hồ chứa nước, 532 đập dâng, 8 đập ngăn mặn và 140 trạm bơm) được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tổng chiều dài hệ thống kênh mương gần 4.300km (kênh loại II trên 1.200km, còn lại kênh loại III), đã có trên 2.500km kênh được kiên cố hóa, đạt gần 59%. Tổng năng lực tưới đạt trên 48 nghìn héc ta, đạt hơn 71% so với năng lực thiết kế (khoảng 68 nghìn héc ta).

Công trình thủy lợi Thạch Nham với hệ thống kênh mương rộng khắp đã cung cấp nước tưới cho trên 50 nghìn héc ta đất canh tác (trong đó có trên 31 nghìn héc ta lúa) ở các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn, TX.Đức Phổ và TP.Quảng Ngãi. Năng suất lúa tăng dần qua từng năm, đến năm 2023 đạt trên 61 tạ/ha, giúp nông dân trong tỉnh tăng thu nhập, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh lương thực địa phương.  

Sau công trình thủy lợi này, hồ chứa nước Nước Trong với dung tích gần 290 triệu mét khối, kết hợp phát điện với công suất 16,5MW... được đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động từ năm 2018. Nhờ đó, đảm bảo nước tưới cho trên 52 nghìn héc ta đất nông nghiệp; đồng thời tạo nguồn cấp nước công nghiệp và nước sinh hoạt cho Khu kinh tế Dung Quất, TP.Quảng Ngãi và 7 huyện đồng bằng trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cũng như công tác phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các địa phương. 

Hồ chứa nước Sở Hầu, xã Phổ Nhơn (TX.Đức Phổ) hoàn thành, phát huy hiệu quả ngay trong mùa mưa năm 2023. Ảnh: TP. 

Phát huy hiệu quả từ những công trình trên, những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung nguồn lực đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp nhiều công trình hồ chứa, hệ thống thủy lợi lớn, kênh mương và đưa vào vận hành, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Riêng năm 2023, có 10 hồ chứa được nâng cấp, sửa chữa, gồm: Hố Vàng, Hố Đèo, Đá Chồng (Sơn Tịnh); Châu Long, Châu Thuận, Lỗ Tây, Hố Chuối, Bình Yên (Bình Sơn); Biều Qua (Minh Long) và Sở Hầu (TX.Đức Phổ).

Cùng với đó, hệ thống kênh mương thủy lợi cũng được kiên cố hóa trên 2.500km (đạt gần 59%). Không chỉ đảm bảo mục tiêu cấp nước tưới chủ động cho trên 78,8 nghìn héc ta, đạt 73,2% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp; mà hệ thống thủy lợi tỉnh còn phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, cũng như thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Hệ thống thủy lợi gia tăng cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp từ 8 triệu m3/năm (năm 2020) lên gần 10,3 triệu m3/năm (năm 2023). Nhờ đó góp phần nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98% (tăng gần 3,5% so với năm 2020); tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn đạt 65% (tăng hơn 11,3% so với năm 2020). 

Phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi được đầu tư, mạng lưới thủy nông đã ngày càng được mở rộng và hiện đại. Các hồ chứa nước hình thành, ngoài đảm bảo tưới tiêu cho nông nghiệp còn phục vụ nuôi trồng thủy sản, kết hợp cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác, gắn với bảo vệ môi trường và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. 

Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được xây dựng, khai thác theo hướng đảm bảo cung ứng nguồn nước cho sản xuất, đồng thời thực hiện nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai. 

Ngành thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi triển khai nghiên cứu toàn diện, tổng thể hệ thống cấp nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt nông thôn, thoát lũ và phòng, chống xâm nhập mặn. Trên cơ sở đó đã tham mưu, đề xuất tỉnh bố trí đầu tư phát triển nhiều công trình, dự án phát triển mạng lưới thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, như: Nắn dòng kênh tiêu nước sông Thoa, sửa chữa nâng cao an toàn đập 19 hồ chứa nước bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, đập ngăn mặn Trà Bồng, Bình Nguyên - Bình Phước... 

Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các dự án quy hoạch thủy lợi tỉnh các giai đoạn 2006 - 2015, giai đoạn 2020 định hướng đến năm 2030 hay Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu... Qua đó, vận hành và khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, đảm bảo cấp nước, thoát nước đa mục tiêu, kết hợp phòng, chống thiên tai, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và cải tạo môi trường sinh thái.

Trong những năm qua, Chi cục Thủy lợi tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý, khai thác, vận hành các công trình thủy lợi, góp phần phát huy và nâng cao năng lực cấp nước, cơ bản đảm bảo nước tưới cho phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý, khai thác, vận hành các công trình thủy lợi đã mang lại hiệu quả cao trong điều tiết nước, đảm bảo an toàn hồ chứa và giúp dự báo, cảnh báo sớm thiên tai. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ tích hợp cơ sở dữ liệu chuyên sâu giúp công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai chính xác hơn. Vì thế, công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai kịp thời và hiệu quả hơn, góp phần hạn chế thấp nhất các rủi ro và thiệt hại, nhất là thiệt hại về người. 

Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt nhấn mạnh đến các mục tiêu: Củng cố đầu tư phát triển thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, trước hết cho lúa, nuôi trồng thủy sản và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế.

Củng cố, xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, hệ thống công trình ngăn lũ, thoát lũ, phòng chống sạt lở nhằm chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên. Giải quyết những tồn tại, thách thức lớn trong công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai mang tính liên vùng, liên tỉnh như hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, hạ thấp mực nước, lũ, ngập lụt, úng, lũ quét, sạt lở đất, xói lở bờ sông, bờ biển....

Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có hơn 86.200 công trình thủy lợi, gồm 6.750 hồ chứa thủy lợi và 592 đập dâng, 19.416 trạm bơm, 27.754 cống và 291.013 km kênh mương các loại. Các công trình thủy lợi đã cung cấp nước cho hơn 686.000 ha nuôi trồng thủy sản và cấp nước cho 951 khu công nghiệp với tổng lưu lượng khoảng 6,2 triệu mét khối/ngày, đêm.  Các công trình này đóng vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, phòng chống thiên tai liên quan đến nước như: Hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt…; bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với nước. 

 

 

Minh Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline