Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/07/2025 13:07

Tin nóng

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Thứ ba, 15/07/2025

Quảng Nam bảo tồn, phát triển các vùng trồng dược liệu trọng điểm

Thứ sáu, 04/04/2025 13:04

TMO - Hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu của cả nước, những năm qua tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các vùng trồng cây dược liệu trọng điểm trên địa bàn.

Là 1 trong 8 vùng dược liệu lớn nhất nước, với hơn 500 nghìn ha rừng tự nhiên, Quảng Nam cũng là địa phương có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Xác định phát triển dược liệu là giải pháp căn cơ để phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tập trung đẩy mạnh phát triển dược liệu dưới tán rừng, đặc biệt là các loại cây chủ lực, như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, ba kích… tại các huyện miền núi.

Theo đánh giá từ Viện Dược liệu (Bộ Y tế), Quảng Nam hiện có hơn 832 loài, 593 chi, 190 họ thực vật làm thuốc... Những loại dược liệu quý hiện có như sâm Ngọc Linh, ngũ vị tử, ba kích, đảng sâm, giảo cổ lam, sa nhân, hoàng đắng, cẩu tích, lan kim tuyến, đại hồi, màng tang... Tổng diện tích cây dược liệu qua thống kê khoảng 2.471ha, chủ yếu trồng ở các huyện miền núi. Thời gian qua, tỉnh đã chú trọng bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý như: Sâm Ngọc Linh, quế Trà My, đảng sâm, ba kích, nấm lim xanh…  

Vùng trồng quế Trà My được bảo tồn và ngày càng mở rộng diện tích. Ảnh: LQ. 

Năm 2024 UBND tỉnh Quảng Nam phân bổ gần 1,5 tỷ đồng cho các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Tiên Phước để thực hiện cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển quế Trà My theo Nghị quyết số 40 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây quế Trà My trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2025.

Đến nay, người dân ở các địa phương vừa nêu tích cực tham gia đầu tư trồng quế Trà My. Cùng với nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh phân bổ hằng năm, chính quyền các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn còn tranh thủ sự hỗ trợ từ phía Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) để tiến hành thực hiện việc điều tra, lập hồ sơ và được Sở Nông nghiệp và Môi trường công nhận 110 cây quế trội, chuyển hóa rừng quế giống với diện tích 13,27ha.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh cho biết, cũng trong năm 2024 UBND tỉnh phân bổ thêm 15 tỷ đồng để các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 09 ngày 21/4/2022 của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. 

Trong đó, nguồn kinh phí đầu tư để hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ và phát triển vườn sâm gốc thuộc Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam là 1,5 tỷ đồng; nguồn kinh phí sự nghiệp để hỗ trợ phát triển sản xuất cây sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác là 13,5 tỷ đồng.

Giai đoạn 2022 - 2023, đã hỗ trợ 103.333 cây sâm Ngọc Linh giống cho 1.695 hộ dân để trồng mới khoảng 5,16ha tại 7 xã gồm Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang, Trà Tập, Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng (Nam Trà My). Huyện Phước Sơn cũng đã xây dựng phương án khoanh nuôi, trồng bảo tồn chủ động cây ba kích tím tại xã Phước Kim giai đoạn 2023 - 2025. Huyện Nam Trà My đã lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án khoanh nuôi, trồng bảo tồn chủ động để bảo tồn gen, cung cấp vật liệu nhân giống các cây dược liệu khác và đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án...

Sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng tại huyện Nam Trà My. Ảnh: DL.  

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, dự kiến năm 2025 tỉnh sẽ tiếp tục bố trí 1,6 tỷ đồng thực hiện cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển quế Trà My theo Nghị quyết số 40; bố trí 27,85 tỷ đồng thực hiện cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh. 

Tháng 2/2025, Đề án "Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực” được Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện để đưa Quảng Nam trở thành trung tâm sản xuất, chế biến và xuất khẩu dược liệu hàng đầu cả nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh.

Trong đó, tập trung phát triển hệ thống chuỗi sản xuất, kinh doanh đồng bộ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực tại tỉnh Quảng Nam, hình thành khu vực tập trung các cơ sở công nghiệp dược liệu có kết nối với các hoạt động nuôi trồng, sản xuất, chế biến dược liệu của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng thời, áp dụng các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật và nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù, vượt trội nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh dược liệu để sớm đưa tỉnh Quảng Nam trở thành trung tâm công nghiệp chế biến dược liệu trọng điểm của khu vực và của cả nước.

Mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng và phát triển Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu đồng bộ, hiện đại, với vùng nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế. Diện tích trồng sâm Ngọc Linh được mở rộng kết hợp với phát triển các loại dược liệu quý khác của Quảng Nam. Hệ thống chế biến, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh sẽ được đầu tư bài bản, hướng tới thị trường quốc tế. Đến năm 2045, trung tâm này sẽ trở thành một trong những động lực kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần nâng cao vị thế của Quảng Nam trên bản đồ dược liệu thế giới.../.

 

 

Thùy Trang 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline