Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 22/11/2024 22:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ sáu, 22/11/2024

Quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu

Thứ sáu, 21/04/2023 07:04

TMO - Tỉnh Hải Dương xác định, quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói là điều kiện để truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đây cũng là yếu tố đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu.

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, cơ sở sản xuất để theo dõi tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng. Đồng thời bảo đảm nông sản, sản phẩm lưu thông trên thị trường đúng nguồn gốc tại vùng trồng, cơ sở sản xuất, tránh tình trạng sản phẩm được sản xuất tại nơi khác trà trộn với sản phẩm vùng trồng đã được cấp mã số.

Việc xây dựng mã số vùng trồng trong thời gian qua không những giúp truy xuất nguồn gốc, đảm bảo các điều kiện khắt khe về an toàn thực phẩm, mà còn làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, HTX trong việc tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, nâng cao chất lượng. Nhờ đó, các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh từng bước đảm bảo về an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường trong và ngoài nước.  

Vải thiều - sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Hải Dương được thiết lập, quản lý mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói chặt chẽ. 

Theo Sở NN&PTNT Hải Dương, đến nay toàn tỉnh có 112 vùng trồng được cấp mã số với tổng 26 mã số xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, NewZealand và Thái Lan, tổng diện tích 1.735 ha. Trong đó, riêng cây vải được cấp 199 mã số với diện tích 1.119ha gồm 42 mã Hoa Kỳ, 46 mã Úc, 39 mã Nhật Bản và 8 mã Thái Lan, riêng thị trường Trung Quốc là 64 mã với diện tích 1.075ha.

Về mã số cơ sở đóng gói (CSĐG) hiện có tổng số 21 mã số CS ĐG cấp cho 10 cơ sở đóng gói xuất khẩu sang các thị trường trên. Tính riêng CSĐG vải sang thị trường Trung Quốc hiện có 10 mã số, công suất 474 tấn/ngày. Ngoài thị trường Trung Quốc, đối với quả vải tươi xuất khẩu, tỉnh hiện có 02 mã CSĐG xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, 02 mã sang Úc, 02 mã NewZealand, 01 mã Hoa kỳ, 01 mã Thái Lan. 

Đến nay, toàn tỉnh có 8.885ha vải, về cơ bản những khu vực sản xuất vải tâp trung đều đã được tập huấn và sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Trong đó, có 52 vùng trồng với diện tích 610 ha được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, bao gồm 41 vùng (khoảng 500ha) được cấp Giấy chứng nhận VietGAP và 11 vùng (khoảng 110ha) được cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP.

Năm 2023, thực hiện Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Sở NN&PTNT đã phân bổ cho huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh để triển khai thực hiện 44ha sản xuất vải theo tiêu chuẩn GlobalGAP và 130ha sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc triển khai hiệu quả công tác quản lý, giám sát các vùng trồng nên trong những năm qua chất lượng vải quả của Hải Dương luôn đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu trong đó có những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ....

Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã chủ động xây dựng các vùng nguyên liệu chất lượng cao, có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm để tạo thương hiệu nông sản của tỉnh và sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi cao hơn của thị trường quốc tế. Hiện nay, toàn tỉnh có diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 1.600 ha, sản lượng trên 80.000 tấn/năm, cà rốt được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGap, GolobalGap phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Riêng cà rốt, với khoảng 1.500 ha, sản lượng ước đạt 65.000 tấn thì có đến 80% sản lượng được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước khó tính; sản phẩm cải bắp cũng đã được xuất khẩu theo đường chính ngạch.

Địa phương này chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm tại các vùng trồng, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường xuất khẩu. 

Để việc triển khai cấp, quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy định và hiệu quả,  Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đăng ký cấp mã số vùng trồng theo nhu cầu thực tế của địa phương.

Cụ thể, đối với vùng trồng lĩnh vực trồng trọt: Đăng ký cấp mã số trên phần mềm trực tuyến https://csdltrongtrot.mard.gov.vn để cơ quan chuyên môn thẩm định, cấp mã số theo yêu cầu (Trình tự, thủ tục đăng ký theo tài liệu hướng dẫn tạm thời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022). Đối với vùng trồng phục vụ xuất khẩu: Nộp hồ sơ trực tiếp về Chi cục Trồng trọt – BVTV để kiểm tra, thẩm định và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp theo yêu cầu cụ thể của từng nước nhập khẩu. (Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng phụ vụ xuất khẩu theo TCCS 774:2020/BVTV ban hành kèm theo Quyết định số 2481/QĐ-BVTV-KH của Cục Bảo vệ thực vật).

UBND cấp huyện giao nhiệm vụ cho 01 cơ quan chuyên môn (Trung tâm dịch vụ nông nghiệp hoặc Phòng nông nghiệp/Kinh tế) làm cơ quan đầu mối triển khai việc triển khai cấp và quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn. Tham mưu cho UBND cấp huyện xác định vùng trồng, đối tượng cây trồng, thị trường tiêu thụ,… để hướng dẫn tổ chức, cá nhân trên địa bàn đề nghị cấp mã số vùng trồng phù hợp (mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt hoặc mã số vùng trồng xuất khẩu).

Hướng dẫn các tổ chức/cá nhân có nhu cầu cấp mã số: hoàn thiện hồ sơ, cập nhật thông tin đề nghị cấp, duy trì mã số vùng trồng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị đình chỉ, thu hồi, hủy bỏ mã số vùng trồng theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các mã số vùng trồng đã được cấp trên địa bàn để đảm bảo vùng trồng luôn duy trì đáp ứng yêu cầu theo quy định; cập nhật các thông tin thay đổi tại vùng trồng (nếu có). Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức/cá nhân đã được cấp mã số vùng trồng; phát hiện và báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về mã số vùng trồng.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay, trên toàn quốc có 6.439 vùng trồng tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.618 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số xuất khẩu. Bao gồm 25 sản phẩm như thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt, dưa hấu, mít, chuối, thạch đen và khoai lang, tập trung xuất khẩu đi 11 thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Thái Lan, UAE, Malaysia và Singapore.

Thực tế công tác quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu trong những năm qua cho thấy, mặc dù các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt rào cản kỹ thuật, buộc Việt Nam phải tuân thủ. Song nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân chỉ mới tập trung vào công tác mở rộng số lượng diện tích vùng trồng và cơ sở đóng gói mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát các vùng nhằm đảm bảo tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng.

Chính vì vậy, để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu xuất khẩu, tất cả các bên liên quan trong chuỗi cần hiểu rõ quy định và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết; và quản lý chặt chẽ hơn nữa vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói. Với mục đích này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Văn bản hướng dẫn số 1776/BNN-BVTV để phân cấp rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên. Qua đó tăng tính minh bạch, trách nhiệm của các bên, giảm thiểu các hành vi không tuân thủ về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, phòng chống hành vi gian lận thương mại và tạo điề u kiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 

 

Nguyễn Lâm 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline