Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Thứ tư, 17/05/2023 08:05

TMO - Nhu cầu xây dựng lớn trên địa bàn tỉnh Sơn La nhất là tại các địa phương như Mộc Châu, Mai Sơn, Bắc Yên… đã kéo theo tình trạng khai thác đất san lấp, sét ồ ạt. Trước thực trạng này, UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các Sở, ngành chức năng quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn tài nguyên trên.  

Thông tin từ UBND tỉnh Sơn La cho biết, năm 2022, toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 587 vụ việc vi phạm về đất đai, chủ yếu là các hành vi: Lấn, chiếm, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hủy hoại đất trong thực hiện các dự án giao thông, xây dựng cơ bản; trong tận thu, tận dụng, khai thác đất trái phép để sản xuất, làm nguyên vật liệu xây dựng… Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có 12 nhà máy sản xuất gạch nung tuynel, song mới có 5/11 điểm mỏ đất sét được cấp phép.

Thiếu nguyên liệu, một số nhà máy phải tạm dừng hoạt động, hoặc hoạt động nhưng chưa có giấy phép khai thác vùng nguyên liệu. Một số doanh nghiệp không có điểm mỏ, hoặc có nhưng trữ lượng không đủ đã tự thỏa thuận mua đất của các hộ dân có nương, đất vườn có khả năng làm gạch. Việc tự xúc, ủi, đào bới, san tẩy đồi, đất trống, ruộng, nương để lấy sét gạch bán cho nhà máy là vi phạm quy định về đất đai, khoáng sản, làm biến dạng đất, gây nguy cơ sạt lở vào mùa mưa.

UBND tỉnh giao các Sở, ngành địa phương tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường như khai thác đất sét sản xuất gạch nung... 

Trước thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, UBND tỉnh giao Sở TN&MT tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hướng dẫn các doanh nghiệp có hoạt động khoáng sản khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục, hồ sơ xin thăm dò, khai thác. Tiếp tục tham mưu, đề xuất ban hành (hoặc sửa đổi, bổ sung) quy trình cấp chủ trương đầu tư, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch, dễ tra cứu, thực hiện.

Sở TN&MT phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để đưa các điểm mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường đã được quy hoạch vào đấu giá. Chủ trì, hướng dẫn xử lý với khối lượng đất, sét, gạch, ngói, đá, sạn…là khoáng sản hoặc chất thải rắn được thu hồi, phát sinh trong quá trình đào ao, hồ, san hạ mặt bằng, cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.

Sở Xây dựng tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch các mỏ khai thác đất san lấp, sét gạch, ngói, đá vôi làm VLXD thông thường, phù hợp các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, các dự án giao thông, dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn các huyện, thành phố. Hướng dẫn, giám sát các chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, thi công công trình có phương án khai thác, tận thu khoáng sản là đất san nền, sét làm gạch, ngói đúng quy định, phù hợp với quy hoạch khoáng sản.

Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra; đấu tranh, xử lý các vi phạm về khai thác, vận chuyển, mua bán khoáng sản, đất san lấp xây dựng công trình, sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói… UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, để người dân biết, hiểu và chấp hành nghiêm, không tự ý san tẩy mặt bằng, cải tạo đất để thu hồi, mua bán khoáng sản khi chưa được cấp phép.

Tăng cường quản lý quy hoạch, đất đai, khoáng sản; giám sát chặt chẽ việc quyết định cho các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức san tẩy mặt bằng, cải tạo đất nông nghiệp đã được giao và thu hồi, mua bán khoáng sản làm VLXD thông thường trái pháp luật. Công bố công khai quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường đã được đưa vào quy hoạch. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đất đai, khoáng sản,… trên địa bàn theo đúng quy chế phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Đảm bảo ổn định an ninh trật tự trong khu vực, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động khoáng sản.

Với các dự án, công trình, nhà máy đang hoạt động có nhu cầu sử dụng đất san lấp, sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói nhưng chưa có nguyên liệu, chưa có mỏ cấp phép, chủ đầu tư cần chủ động tìm kiếm, khảo sát, đánh giá và đề xuất với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố bổ sung quy hoạch mỏ phù hợp với thiết kế thi công dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu, tham gia đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn. Chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường khu vực khai thác; thực hiện khai thác theo đúng nội dung giấy phép và dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Toàn tỉnh Sơn La hiện có 12 nhà máy sản xuất gạch nung tuynel, song mới có 5/11 điểm mỏ đất sét được cấp phép khai thác. 

Theo định hướng bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với khoáng sản sét, gạch, ngói trên địa bàn tỉnh được nhấn mạnh: Tiếp tục khoanh định đưa vào thăm dò, khai thác các điểm mỏ nguyên liệu sét đã quy hoạch trước; đồng thời mở rộng, bổ sung các điểm mỏ mới đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy gạch tuynel đã được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đầu tư sản xuất gạch nung theo Quy hoạch vật liệu xây dựng đã đuợc phê duyệt và duy trì các cơ sở sản xuất đã có theo huớng giảm dần sản luợng gạch nung, chuyển dần sang sản xuất gạch không nung.

Không sử dụng đất nông nghiệp; chỉ sử dụng đất sét mỏ, đất đồi làm nguyên liệu sản xuất gạch đất sét nung, tăng cuờng điều tra, thăm dò, khai thác sét đồi hoặc đất sét tại các khu vực hoang hoá không có khả năng canh tác, đất sét nạo vét, khơi sâu ao, hồ, sông suối. Chuyển đổi công nghệ các lò thủ công hiện có sang công nghệ lò tuynen hoặc công nghệ khác đảm bảo tiêu chuẩn môi truờng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Thay thế dần các cơ sở sản xuất gạch nung bằng các dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ, gạch không nung xi măng cốt liệu.

Phương án Quy hoạch khai thác, sử dụng nhóm khoáng sản sét, gạch ngói được quy định: Tiếp tục rà soát, kiểm tra năng lực khai thác của các cơ ở đã được phê duyệt. Duy trì các cơ sở sản xuất đã có theo hướng giảm dần sản lượng gạch nung, chuyển dần sang sản xuất gạch không nung. Các cơ sở sản xuất gạch nung hạn chế tối đa sử dụng sét ruộng, tăng cừơng điều tra, thăm dò, khai thác sét đồi hoặc đất sét tại các khu vực hoang hoá không có khả năng canh tác, đất sét nạo vét, khơi sâu ao, hồ, sông suối.

Sau giai đoạn 2022 - 2030, trữ lượng khoáng sản sét gạch ngói về cơ bản không còn khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trên thực tế để tránh tình trạng khai thác tự phát cũng như sử dụng các nguồn sét chưa rõ nguồn gốc. Cần tiếp tục thăm dò, đưa vào quy hoạch các mỏ sét gạch ngói trên địa bàn các huyện và thành phố để duy trì các cơ sở sản xuất đã có theo hướng giảm dần sản lượng gạch nung, chuyển dần sang sản xuất gạch không nung.

 

 

Nguyễn Nga

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline