Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 04:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp

Thứ bảy, 12/08/2023 12:08

TMO - Với tốc độ phát triển của lĩnh vực xây dựng, hạ tầng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp ngày càng tăng mạnh. Bên cạnh việc thiếu vật liệu san lấp cục bộ, việc quản lý đất đai tại một số địa phương vẫn còn lỏng lẻo nên có tình trạng trà trộn, sử dụng đất san lấp không rõ ràng về nguồn gốc.

Trước những bất cập, không hợp lý trong vấn đề cấp phép mỏ đất san lấp, tỉnh Thái Nguyên đã nhiều lần kiến nghị các cấp, ngành chức năng xem xét, sửa đổi các quy định theo hướng: Bỏ đất san lấp ra ngoài danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc sửa đổi, bổ sung, có hướng dẫn riêng, đơn giản hóa về trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ cấp phép khai thác đất san lấp. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 mỏ đất san lấp được cấp phép hoạt động (tổng trữ lượng gần 14,6 triệu m3), với công suất khai thác khoảng 3 triệu m3/năm. Trong đó có 4 mỏ đã có giấy phép thuê đất, công suất khai thác 365m3/năm nhưng chưa đưa vào khai thác. Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh đang ngày càng tăng cao. Cụ thể: Dự án xây dựng Tuyến đường liên kết vùng Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc còn thiếu 600 nghìn m3 đất san lấp; Dự án Khu tái định cư Huống Thượng (TP. Thái Nguyên) thiếu khoảng 100 nghìn m3; Dự án Khu đô thị, khu dân cư Quyết Thắng - Thịnh Đán thiếu khoảng 200 nghìn m3.

Ngoài ra, ở các địa phương: Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai, do không có mỏ đất nên nhiều dự án phải tạm dừng thi công vì chi phí vận chuyển quá cao. Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/3/2023, Thái Nguyên được phê duyệt 32 điểm mỏ làm vật liệu san lấp, với tổng diện tích hơn 480ha. Các điểm mỏ này là những khu vực chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng.

Tỉnh Thái Nguyên triển khai đấu giá quyền khai thác các mỏ vật liệu đất san lấp minh bạch, công khai nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. 

Nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước trong hoạt động khoáng sản; lựa chọn những tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để đảm bảo thực hiện dự án làm vật liệu xây dựng; UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác đối với 22 khu vực đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn.

Cụ thể, 22 khu vực đất làm vật liệu san lấp được tỉnh Thái Nguyên quyết định đấu giá quyền khai thác gồm: Mỏ đất san lấp tổ dân phố Cổ Rồng, thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai; Mỏ đất san lấp xóm Khuôn Vạc, xã La Hiên, huyện Võ Nhai; Mỏ đất san lấp thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa (khu 1 và khu 2); Mỏ đất san lấp xã Phúc Chu, huyện Định Hóa; Mỏ đất san lấp xã Phú Tiến, huyện Định Hóa; Mỏ đất san lấp xã Phủ Lý, huyện Phú Lương; Mỏ đất san lấp xóm Quyết Tiến, Quyết Thắng xã Tức Tranh, huyện Phú Lương; Mỏ đất san lấp Đồi Đá Xô, thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương.

Mỏ đất san lấp xóm Đồn, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ; Mỏ đất san lấp tại xã Bàn Đạt, xã Tân Khánh (khu 1, khu 2, khu 3, khu 4) huyện Phú Bình; Mỏ đất san lấp xã Tân Thành, huyện Phú Bình (khu 1 và khu 2); Mỏ đất san lấp xóm Tân Yên, xã Tân Thành và xóm Đèo Khê xã Tân Kim, huyện Phú Bình; Mỏ đất san lấp xóm Cầu Muối, xã Tân Thành, huyện Phú Bình; Mỏ đất san lấp xã Yên Lãng, huyện Đại Từ (khu 1 và khu 2); Mỏ đất san lấp xã Cù Vân, huyện Đại Từ (khu 1 và khu 2); Mỏ đất san lấp thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ - khu 2; Mỏ đất san lấp tổ dân phố Hương Sơn, phường Châu Sơn, thành phố Sông Công (khu 1 và khu 2); Mỏ đất san lấp Núi Măn, tổ dân phố Hương Sơn, phường Châu Sơn, thành phố Sông Công; Mỏ đất san lấp xóm Phúc Tài, xã Phúc Thuận và Mỏ đất san lấp xóm Đèo Nứa xã Phúc Thuận, thành phố Phổ Yên.

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, các khu vực đất làm vật liệu san lấp được lựa chọn đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải phù hợp với Phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản; Phương án quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cách thức đấu giá sẽ thực hiện theo Điều 42 Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá với phương thức trả giá lên. Thời gian tổ chức đấu giá 22 mỏ đất nói trên thực hiện trong năm 2023. Trường hợp trong năm 2023, chưa thực hiện đấu giá hết các khu vực đã được phê duyệt tại kế hoạch này, thì khu vực còn lại sẽ được chuyển sang đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong thời gian tiếp theo.

 

 

Hà Lê 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline