Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 20:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, nâng cao độ che phủ rừng

Thứ bảy, 18/03/2023 12:03

TMO - Đắk Nông đặt mục tiêu nâng cao độ che phủ rừng của toàn tỉnh lên 40% vào năm 2025 và 42% vào năm 2030. Để đạt mục tiêu này, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu các Sở, ngành chức năng, địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Theo báo cáo mới nhất của ngành chức năng về hiện trạng rừng, toàn tỉnh hiện có hơn 250.758ha đất có rừng (trong đó có hơn 196.000ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng và hơn 80.500ha đất chưa có rừng. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Đắk Nông năm 2022 là 38,52%. 

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, nhiều đơn vị được giao đất, giao rừng quản lý yếu kém; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để lấy đất sản xuất tuy có giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Tại nhiều khu vực, chất lượng rừng tự nhiên đang suy giảm. Trước những hạn chế trên, nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn,  UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, gắn trách nhiệm của lực lượng Kiểm lâm với chủ rừng.

UBND tỉnh yêu cầu các lực lượng nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: NM.  

Theo đó, các đơn vị chủ động xây dựng nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc tổ chức thực hiện Đề án; đảm bảo chất lượng, đồng bộ, kịp thời và thống nhất; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, phát huy tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương và đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thời gian qua.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Đắk Nông đạt trên 40% vào năm 2025 và trên 42% vào năm 2030; Phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng và các đơn vị liên quan đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giữ vững diện tích 250.758,71ha rừng hiện còn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt diện tích 196.020,19 ha rừng tự nhiên; Phấn đấu 100% diện tích rừng bị phá, đất bị lấn, chiếm được phục hồi lại rừng (sau khi hoàn thiện hồ sơ thủ tục xử lý), hạn chế thấp nhất tình trạng tái lấn, chiếm; hạn chế tối thiểu số vụ vi phạm không phát hiện được đối tượng.

Tỉnh Đắk Nông hướng tới mục tiêu nâng độ che phủ rừng của toàn tỉnh lên 40% vào năm 2025 và 42% vào năm 2030. 

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng: Công an, quân đội, kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương và đơn vị liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; Phân bổ hợp lý biên chế, số lượng công chức Kiểm lâm giữa các địa bàn; gắn trách nhiệm của Kiểm lâm địa bàn với đơn vị chủ rừng; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phương (UBND cấp huyện, UBND cấp xã) và các đơn vị chủ rừng.

Triển khai quy hoạch, quản lý sử dụng hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, Luật Lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững của các đơn vị. Tăng cường tuần tra, kiểm tra, mật phục, truy quét tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ trong việc tuần tra, kiểm tra,xác định phát hiện đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, theo dõi cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xảy ra 333 vụ phá rừng trái phép, diện tích rừng thiệt hại gần 68 ha. Lực lượng chức năng đã xử lý hành chính 294 vụ, xử lý hình sự 8 vụ. Hiện đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý 31 vụ khác. Năm 2021, tỉnh Đắk Nông xảy ra 348 vụ phá rừng, diện tích thiệt hại gần 83 ha. Lũy kế từ đầu năm 2023 đến giữa tháng 3/2023, tổng số vụ phá rừng là 61 vụ, diện tích rừng bị phá 14,75 ha. So với cùng kỳ, số vụ phá rừng ít hơn 09 vụ, diện tích rừng bị phá nhiều hơn 0,92 ha.

 

 

Lê Vỹ 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline