Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 15:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Phong phú, đa dạng thực phẩm phục vụ Tết

Thứ sáu, 07/01/2022 14:01

TMO - Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hoá dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đến nay hầu hết các địa phương trên cả nước đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng hoá dồi dào cùng các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ hàng và không xảy ra tình trạng găm hàng sốt giá.

Tại Hà Nội, đã có hàng chục đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã tham gia chương trình bình ổn giá với tổng lượng hàng hóa đăng ký thực hiện là 18.000 tỷ đồng, đưa các thực phẩm thiết yếu (gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi, nông sản, lâm sản khô...) đến hơn 20.000 điểm bán ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, chợ truyền thống.

Các địa phương trên cả nước đã chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng cung cấp nông sản, thực phẩm cho người dân trong dịp Tết 2022

Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng, gồm nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm và các loại hàng hóa thiết yếu khác có giá trị lên tới hơn 19.000 tỷ đồng. Còn ở Bắc Giang, giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán là khoảng hơn 3.830 tỷ đồng; trong đó có 1.872 tấn gạo, đỗ các loại; 2.177 tấn dầu ăn, nước mắm, mì chính, hạt nêm; 10.931 tấn thịt, cá, rau, củ, quả.

Sở Công Thương Kiên Giang cho biết, nhằm đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa dịp Tết Nhâm Dần 2022, đến nay tỉnh đã chuẩn bị tổng lượng hàng hóa tiêu dùng hơn 54.000 tấn các loại, trị giá trên 2.350 tỷ đồng, tăng 8,4% so với Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Cụ thể, tỉnh tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như gạo các loại hơn 14.700 tấn; lương thực khác 2.527 tấn; thịt gia súc, gia cầm 3.733 tấn; thủy sản 5.398 tấn; hơn 10,5 triệu quả trứng; đường, sữa, bánh, mứt kẹo 1.436 tấn; rau, quả hơn 4.500 tấn…

Về mặt hàng rau màu, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, thành phố có hơn 13.500 ha rau màu các loại, trong đó gần 50% là rau màu chuyên canh, quy mô từ 20 ha trở lên. Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì sản xuất, bảo đảm nguồn cung từ các vùng rau chuyên canh.

Cùng với các loại thực phẩm khác, các địa phương đã chủ động để cung ứng đủ mặt hàng rau củ tại các chợ truyền thống, siêu thị

Tỉnh Vĩnh Long có những sản phẩm nổi trội sẵn sàng cung cấp cho thị trường Tết năm nay như: bưởi năm roi và bưởi da xanh, dưa hấu, dưa lưới, các loại rau củ, cá diêu hồng... Vùng chuyên canh khoai lang hàng năm khoảng 14.000 ha, có thể cung cấp 400.000 tấn khoai thương phẩm…

Ở tỉnh Lâm Đồng, vụ đông xuân 2021-2022, toàn tỉnh đã gieo trồng 24.550 ha rau, sản lượng dự kiến hơn 850.000 tấn rau. Đến nay, một số giống rau dài ngày: cà chua, cà rốt, hành tây… đang được người dân tập trung chăm sóc; lượng rau củ này chủ yếu phục vụ thị trường Tết, dự kiến thời gian thu hoạch từ ngày 14/1 đến 20/2.

Về sản phẩm chăn nuôi, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Dương Tất Thắng cho biết, năm 2021 đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển. Hiện đàn lợn có khoảng 28 triệu con, đàn gia cầm xấp xỉ 525 triệu con, đàn bò khoảng 6,5 triệu con. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 6,69 triệu tấn, tăng 3,2%, sản lượng trứng hơn 17,5 tỷ quả, tăng 5,1% so với năm 2020, sẵn sàng đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong dịp Tết sắp tới.

Để nhân dân cả nước đón Tết Nhâm Dần 2022 đầm ấm, tiết kiệm các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã thành lập sáu đoàn liên ngành kiểm tra công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại 12 tỉnh, thành phố trọng điểm, tập trung vào những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán, tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nhâm Dần và lễ hội Xuân 2022.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline