Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 08:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Phối hợp quản lý, bảo vệ rừng khu vực giáp ranh

Thứ hai, 30/10/2023 13:10

TMO - Nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng giáp ranh ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái khu vực, thời gian qua lực lượng kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Sơn La  đã tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng tại các tỉnh lân cận, qua đó kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi xâm hại diện tích rừng trái phép.

Toàn tỉnh Sơn La có 514 km đường giáp ranh với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa và hơn 274 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào. Những khu vực giáp ranh còn nhiều loài động, thực vật cần đặc biệt ưu tiên bảo vệ, như: gấu, mèo rừng, gà lôi tía, hoẵng, vượn má trắng, vượn đen tuyền… và các loài thực vật, như: nghiến, pơ mu, thông, giổi, sa mu, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa cùng một số loài dược liệu quý hiếm khác. Tuy nhiên, đây lại là những khu vực có địa hình phức tạp, hiểm trở, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, khó khăn trong công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và huy động lực lượng khi có tình huống cháy rừng xảy ra. 

Theo thống kê của ngành Kiểm lâm, khu vực giáp ranh giữa tỉnh Sơn La với tỉnh Điện Biên và Lai Châu thuộc địa bàn 7 huyện, 21 xã, với tổng diện tích tự nhiên vùng giáp ranh là 704.182 ha; trong đó diện tích có rừng hơn 423.000 ha, tỷ lệ che phủ đạt gần 45%. Đây là những khu vực có trữ lượng, chất lượng rừng cao, đa dạng sinh học và lưu giữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hạt Kiểm lâm các huyện tăng cường phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng khu vực giáp ranh. Ảnh: NT.

 Với nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại khu vực này, năm 2019, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu đã ký quy chế phối hợp về công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh 3 tỉnh. Đồng thời, phổ biến đến toàn thể lực lượng kiểm lâm của 3 tỉnh; chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm có diện tích rừng vùng giáp ranh xây dựng quy chế phối hợp, trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra, kiểm tra, xác minh, xử lý các vụ việc trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, PCCCR vùng giáp ranh.

Chi cục Kiểm lâm 3 tỉnh đã thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh. Đồng thời, Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; Hạt Kiểm lâm huyện Sốp Cộp phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai, Mường La phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu tổ chức hàng trăm hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR tại các bản giáp ranh, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia.

Hàng năm, trước mùa khô hanh các Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho Sở NN&PTNT, UBND 3 tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác PCCCR, đặc biệt là các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, dụng cụ PCCCR, sẵn sàng tham gia phối hợp cứu chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra. Từ đầu năm 2021 đến nay, tại các khu vực giáp ranh giữa các huyện không xảy ra cháy rừng, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm đáng kể.

Khu vực giáp ranh giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ gồm 4 huyện, 26 xã với tổng chiều dài giáp ranh hơn 350 km. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên lớn, trữ lượng, chất lượng rừng cao, tính đa dạng sinh học phong phú, lưu trữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Tuy nhiên, địa hình khu vực giáp ranh chia cắt phức tạp, hiểm trở, độ dốc lớn, diện tích rừng những vùng giáp ranh phần lớn ở xa khu trung tâm, khu đông dân cư nên khó khăn trong công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm và triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La phối hợp với lực lượng chức năng các địa phương trên chia sẻ thông tin, kiểm tra, tuần tra, truy quét phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Vận ộng nhân dân ký cam kết, tham gia quản lý bảo vệ rừng, không xâm canh, xâm cư trái phép, không khai thác, chặt phá rừng, săn bắt động vật rừng và buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; cấp phát tờ tơi, áp phích tuyên truyền, niêm yết tại các Trạm Kiểm lâm địa bàn, cụm xã, nhà văn hóa các thôn, bản, hộ gia đình. Hạt Kiểm lâm các huyện vùng giáp ranh đã tổ chức 109 buổi tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với hơn 7.600 lượt người tham gia.

Hạt Kiểm lâm các huyện giáp ranh thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn xử lý các vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. 

Hạt Kiểm lâm các huyện giáp ranh thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn xử lý các vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Phối hợp với chính quyền các huyện, các cơ quan chức năng, chủ rừng giải quyết tranh chấp ranh giới, tuyên truyền, vận động nhân dân các bản giáp ranh ký cam kết tham gia quản lý bảo vệ rừng, không xâm canh, xâm cư, không khai thác lâm sản trái phép, không phá rừng làm nương, săn bắn động vật hoang dã và buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Công tác tuần tra, kiểm soát được tăng cường, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng cơ bản được kiểm soát.

Hạt Kiểm lâm huyện Phù Yên, thông tin: Tính riêng năm 2022, lực lượng kiểm lâm các huyện giáp ranh đã tổ chức 28 cuộc tuyên truyền tại các bản, với 1.680 lượt người tham gia. Đồng thời, hướng dẫn ban quản lý các bản xây dựng nội quy, quy ước bảo vệ rừng, ký cam kết với các hộ về bảo vệ, PCCCR, không xâm canh, xâm cư, thực hiện sản xuất nương rẫy theo đúng mốc giới quy định. Còn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái tổ chức 40 cuộc họp bản, quán triệt, phổ biến và ký cam kết bảo vệ, PCCCR với 2.700 hộ thuộc 40 bản vùng đệm Khu bảo tồn.

Giai đoạn 2020-2023, Hạt kiểm lâm Quỳnh Nhai đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm vùng rừng giáp ranh tổ chức 53 buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân sống gần rừng tại khu vực giáp ranh thu hút hơn 6.700 lượt người tham gia. Đồng thời, phối hợp tuần tra bảo vệ rừng được 12 lượt...  Cùng với tiếp tục triển khai chương trình dự án phát triển lâm nghiệp bền vững, Chi cục chỉ đạo Hạt kiểm lâm các huyện giáp ranh tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo xây dựng các mô hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tạo thêm sinh kế từ nghề rừng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, từng bước tăng tỷ lệ che phủ rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự các vùng giáp ranh.

Vừa qua, Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La và Sở Nông Lâm tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào) đã tiếp tục ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và PCCC rừng khu vực biên giới Sơn La - Hủa Phăn năm 2024. Trong đó, hai bên tiếp tục thường xuyên trao đổi thông tin về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản và PCCC rừng, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất giữa hai bên kịp thời, chính xác. Xây dựng chế độ thông tin liên lạc ở từng cấp; tiến hành báo cáo cấp có thẩm quyền của hai tỉnh về tình hình công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCC rừng. Mỗi bên chủ động kiểm tra, rà soát các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực, phương tiện, thiết bị, công cụ sẵn sàng tham gia chữa cháy... 

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline