Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 21:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi liên kết giá trị

Thứ bảy, 26/08/2023 06:08

TMO - Tỉnh Quảng Bình đang đẩy mạnh quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng tại địa phương; chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực của từng địa phương. Dù bước đầu triển khai gặp nhiều khó khăn, song với tiềm năng sẵn có, việc thực hiện chương trình này ở tỉnh Quảng Bình đã bước đầu phát huy hiệu quả. Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã nhanh chóng bắt nhịp và chọn được sản phẩm đặc trưng để đầu tư sản xuất, góp phần khôi phục các nghề truyền thống, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Tại Quảng Bình, Chương trình OCOP đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu mang tính chất đặc trưng lợi thế của từng vùng trên địa bàn, từ đó nâng chất lượng đời sống nông dân. Chương trình OCOP đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Không chỉ ở những vùng thuận lợi, mà ở cả vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngành nông nghiệp cũng đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ tự phát, manh mún đã trở thành hàng hóa, hàng đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao. Thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu chế biến sản phẩm OCOP được các địa phương chú trọng triển khai. 

Tính đến đầu 2023, toàn tỉnh Quảng Bình có 94 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 5 sản phẩm 4 sao và 89 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP Quảng Bình thuộc nhóm ngành thực phẩm, dược liệu (phân nhóm mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe), sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gia dụng.

Cùng với các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Quảng Bình, còn có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp là đặc sản đậm tính đặc trưng vùng miền, như gạo nếp nương Dân Hóa, lợn rừng Trọng Hóa, khoai deo... Trong số những sản phẩm OCOP, có rất nhiều sản phẩm được sản xuất tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, như sản phẩm OCOP 3 sao măng khô rừng Cà Ròong, gạo sạch Mai Hóa... đang mang lại nhiều kỳ vọng trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Bình. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã hình thành một số vùng nguyên liệu về nông sản, dược liệu phù hợp gắn với phát triển sản phẩm OCOP như: Vùng nguyên liệu về cà gai leo, tinh dầu sả, nấm tại huyện Bố Trạch; vùng nguyên liệu nông sản ớt, tiêu tại huyện Lệ Thủy, tỏi sạch tại thị xã Ba Đồn. Đặc biệt, đối với tỉnh, trong 06 nhóm sản phẩm OCOP thì ưu tiên phát triển 02 nhóm, gồm: Nhóm thực phẩm và nhóm dược liệu. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai chương trình OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan để hỗ trợ các chủ thể kinh tế trong triển khai phương án sản xuất kinh doanh, hoàn thiện hồ sơ đánh giá phân hạng sản phẩm…

Xác định việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, khu vực vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua nhiều HTX tại các địa phương đã đẩy mạnh liên kết tạo thành chuỗi giá trị sản xuất. Tại hợp tác xã  sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp trên đia bàn huyện Bố Trạch, chuỗi cung ứng sản phẩm nấm dược liệu giữa hợp tác xã với các hộ dân, tổ hợp tác trồng nấm trong tỉnh được thực hiện hiệu quả. Qua đó, tạo việc làm cho gần 400 lao động ở các địa phương với mức thu nhập bình quân mỗi lao động 5 triệu đồng/tháng. Ngoài các sản phẩm chế biến từ các loại nấm như nấm mộc nhĩ khô, nấm sò khô, nấm hoàng đế, rượu nấm linh chi, hợp tác xã đã sản xuất trà xanh linh chi, trà cà gai leo linh chi; trong đó có những sản phẩm được công nhận hạng 4 sao... 

Công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP được ngành chức năng tỉnh tăng cường hỗ trợ các địa phương. 

Mặc dù các sản phẩm OCOP được công nhận với chủng loại hàng hóa phong phú, mẫu mã đa dạng nhưng vẫn thiếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao.Ngoài ra, theo đánh giá của giới chuyên môn, các sản phẩm có nguồn gốc, lợi thế địa phương của Quảng Bình còn hạn chế về bao bì đóng gói và khả năng cạnh tranh, chủ yếu tiêu thụ tại địa phương. Đa số các chủ thể có sản phẩm OCOP là những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế về quy mô sản xuất, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, dù còn nhiều khó khăn, nhưng với tiềm năng và thế mạnh có sẵn, nhiều sản phẩm nông nghiệp ở Quảng Bình khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế nông thôn.

Với mục tiêu tạo đột phá trong chương trình OCOP, tỉnh Quảng Bình đã xác định phải tích cực khơi dậy sáng tạo của người dân để có nhiều sản phẩm thế mạnh của địa phương tham gia OCOP; đồng thời, tiếp tục xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP bảo đảm đồng bộ, hiện đại và hoạt động bài bản. Mục tiêu cụ thể là nâng tầm giá trị cho sản phẩm OCOP tại thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bền vững; phấn đấu năm 2025, Quảng Bình có 3 đến 5 sản phẩm đạt 5 sao.

Để thực hiện được mục tiêu này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình phối hợp với các ngành, đơn vị hỗ trợ đưa tất cả sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; giúp các chủ thể xây dựng một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP ở cấp huyện. Bên cạnh đó, Sở cũng hỗ trợ một số sản phẩm có tiềm năng mở rộng vùng nguyên liệu, nâng quy mô sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng như ISO, HACCP để đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Các ngành, địa phương, đơn vị liên quan cần tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng tại địa phương; chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và nhu cầu thị trường; triển khai thực hiện chu trình OCOP thường niên; tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu sản phẩm OCOP; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chu trình OCOP thường niên; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng và triển khai các dự án thành phần trong chương trình OCOP.

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình OCOP, Sở NN&PTNT đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các chủ thể kinh tế đầu tư phát triển sản phẩm OCOP gắn liền với xây dựng, khai thác các mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Đây là hướng đi nhằm tạo ra không gian phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn, để thu nhập của người nông dân không chỉ trông vào sản phẩm nông nghiệp mà còn từ đa dạng các ngành nghề dịch vụ.

 

 

Bùi Hằng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline