Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 02:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ ba, 26/11/2024

Phát triển rừng gỗ lớn nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng

Thứ tư, 22/05/2024 07:05

TMO - Nhằm nâng cao chất lượng và giá trị rừng trồng, tạo nguồn nguyên liệu bền vững, phát triển kinh tế lâm nghiệp, những năm gần đây, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, vận động người dân chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. 

Từ tháng 10/2019, UBND tỉnh Quảng Bình triển khai "Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025". Đề án hướng đến mục tiêu góp phần nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng, bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững. 

Thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn như: Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn cho các hộ gia đình với tổng diện tích 1.000ha, kinh phí 7,92 tỷ đồng; Hỗ trợ thí điểm mô hình trồng rừng phòng tránh thiên tai; Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn cho người dân tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh và xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy với diện tích 200ha, kinh phí 3,13 tỷ đồng...

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết, trở ngại lớn nhất ở địa phương khi triển khai đề án là sự e ngại của người dân bởi năm nào vùng đất này cũng bị ảnh hưởng của thiên tai, gió bão. Nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai, người dân thường chọn cách thu hoạch sớm gỗ rừng trồng chỉ sau 4-5 năm trồng cây, do thu hoạch sớm nên giá trị lâm sản thấp. Năm 2019, cả tỉnh chỉ trồng được hơn 1.200 ha rừng gỗ lớn thì đến nay, diện tích rừng gỗ lớn đã tăng lên gần 8.000 ha.

Thực tế tại địa phương cho thấy, trên cùng một diện tích, rừng gỗ lớn cho năng suất vượt trội 3-4 lần so với rừng nguyên liệu. Rừng gỗ lớn còn hạn chế được số lần khai thác, giãn tiến độ trồng lại cho nên giảm nguy cơ xói mòn và rửa trôi đất. Theo tính toán, khoảng 10 năm, mỗi héc-ta rừng gỗ lớn mang lại lợi nhuận 250-300 triệu đồng, trong khi rừng nguyên liệu sáu năm cho thu hoạch chỉ đạt khoảng 60-70 triệu đồng.

Trên cùng một diện tích, rừng gỗ lớn cho năng suất vượt trội 3-4 lần so với rừng nguyên liệu.

Lệ Thủy là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để sản xuất, kinh doanh rừng trồng, đặc biệt là trồng rừng gỗ lớn, rừng có chứng chỉ rừng bền vững FSC. Theo đó, diện tích rừng trồng toàn huyện hơn 29.284ha, trong đó có hơn 1.300ha trồng rừng gỗ lớn tập trung chủ yếu tại các xã Kim Thủy, Thái Thủy, Trường Thủy, Mỹ Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy… Huyện cũng có trên 850ha diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ FSC. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng hàng năm đạt trên 190.000m3. Năm 2023, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 165,6 tỷ đồng, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 64,38%.

Với kinh nghiệm trồng rừng, theo tính toán người dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy thì chênh lệch lợi nhuận là rất rõ ràng. Trồng rừng ngắn ngày, tùy theo tuổi khai thác và đường kính cây, nếu rừng khai thác từ 4-5 năm chỉ có thể bán làm dăm gỗ, trị giá khoảng 50-80 triệu đồng/ha, thu nhập cao nhất chưa đạt 8 triệu đồng/ha/năm. Nhưng khi chuyển hóa thành rừng gỗ lớn, tức là cây sau 10 năm mới tiến hành khai thác thì hầu hết các cây đều đạt đường kính lớn, sản lượng có thể đạt 250-300 tấn gỗ/ha và được bán theo giá gỗ chế biến, có giá thành cao hơn, tương đương 250-300 triệu đồng/ha. Hơn nữa, rừng gỗ lớn còn góp phần làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống thiên tai… 

Huyện Tuyên Hóa là vùng miền núi, có diện tích đất sản xuất lâm nghiệp lớn (gần 13.000 ha). Đó chính là thế mạnh để huyện phát triển các ngành kinh tế lâm nghiệp, đặc biệt là gỗ rừng trồng. Để phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, Tuyên Hóa triển khai đề án "Nâng cao giá trị rừng trồng gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025" với mục tiêu là hình thành vùng nguyên liệu gỗ công nghiệp và gỗ lớn, gắn với xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Để nâng cao giá trị và đầu ra cho sản phẩm rừng trồng, huyện chú trọng tăng các diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC. Cùng với đó, địa phương khuyến khích người dân lựa chọn các loại cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Từ năm 2020 đến nay, huyện Tuyên Hóa phối hợp với Hợp tác xã Lâm nghiệp An Việt Phát và các cơ quan liên quan để đánh giá, cấp chứng chỉ FSC cho người dân trồng rừng. Đến nay, Tuyên Hóa là địa phương dẫn đầu ở Quảng Bình trong việc cấp chứng chỉ quản lý rừng trồng bền vững (FSC), với diện tích hơn 3.000 ha. 

Để xây dựng đầu ra ổn định cho rừng gỗ lớn, những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã xúc tiến kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến gỗ tinh sâu để tạo sự liên kết với người trồng rừng. Các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh cũng chủ động xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với chứng chỉ FSC. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai và hoàn thành theo tiến độ đề ra của các chương trình, dự án đang thực hiện về trồng rừng gỗ lớn. Tập trung rà soát toàn bộ các diện tích đất để hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn trên đất quy hoạch cho rừng sản xuất giao hộ gia đình, cá nhân theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Phát huy tốt vai trò mở đường, dẫn dắt, góp phần lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn đến các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế hộ, hướng đến tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ việc thực hiện các hoạt động trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế về tạo tín chỉ carbon. Đánh giá diện tích hợp lệ và ước tính tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ việc thực hiện các hoạt động chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn trên diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC/PEFC nhằm đạt được mục tiêu kép về chất lượng rừng và tạo tín chỉ carbon.

Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt 1 triệu héc-ta rừng trồng gỗ lớn, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Ảnh: ALN. 

Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có hơn 14,8 triệu hecta rừng, trong đó có gần 10,2 triệu hecta rừng tự nhiên, hơn 4,6 triệu hecta rừng trồng, độ che phủ rừng 42,02%. Hơn 3,1 triệu hecta rừng đã được giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ, trồng rừng và phát triển. Khoảng gần 1,5 triệu hộ nông dân đã được giao rừng. Phần lớn các hộ nông dân làm rừng và trang trại gia đình có quy mô nhỏ, có giá trị và thu nhập thấp từ sản xuất nông lâm nghiệp.

Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt 1 triệu héc-ta rừng trồng gỗ lớn, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai, loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái, hiện nhiều địa phương đã tập trung phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn, nâng cao năng suất, chất lượng rừng gắn với quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; cung cấp nguyên liệu hợp pháp có chất lượng cho chế biến, tăng thu nhập cho người trồng rừng. Rừng đã được sử dụng hiệu quả kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn theo các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp, đất đai, tín dụng, thuế, thị trường, hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024-2030. Theo đó, đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu héc-ta, trong đó duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có là 500.000 ha và phát triển mới giai đoạn 2024-2030 khoảng 450.000-550.000 ha.

Theo kế hoạch, ngành lâm nghiệp và các địa phương sẽ nâng cao năng suất rừng trồng thâm canh cây keo, bạch đàn và các loài cây lâm nghiệp khác trung bình đạt 20m3/ha/năm vào năm 2025 và 22m3/ha/năm vào năm 2030; giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5-2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020; nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp.

Cùng với đó, tập trung rà soát quỹ đất và rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ hiện có đủ điều kiện để trồng mới, trồng lại rừng sản xuất gỗ lớn. Rà soát diện tích rừng trồng sản xuất hiện có theo loài cây, tuổi cây, loại đất để chuyển hóa từ rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Duy trì khoảng 500.000 ha rừng trồng gỗ lớn hiện có, phát triển mới khoảng 450.000-550.000 ha rừng trồng sản xuất gỗ lớn tại 6 vùng kinh tế xã hội.../

 

 

Thu Anh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline