Hotline: 0941068156

Thứ ba, 03/12/2024 05:12

Tin nóng

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Thứ ba, 03/12/2024

Phát triển mạng lưới thủy lợi vùng ĐBSCL

Thứ hai, 02/12/2024 14:12

TMO – Giai đoạn đến năm 2030 tập trung các giải pháp nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê cấp I bao gồm đê biển và đê dọc theo các sông chính để bảo vệ những khu vực trọng yếu của vùng. Hệ thống đê cấp II bảo vệ các hệ thống thủy lợi và đê cấp III bảo vệ các ô bao nội đồng quy mô nhỏ được phát triển trong phạm vi từng địa phương theo nhu cầu phát triển thực tế nhằm đảm bảo phòng chống ngập lụt do lũ sông, triều cho các vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng, các đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp và các hạ tầng trọng yếu.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất có rất nhiều tiềm năng phát triển mang tầm chiến lược cả về kinh tế - xã hội. Chỉ với diện tích chiếm khoảng 12% diện tích, khoảng 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Vùng đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; vị trí thuận tiện giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong.

Tuy nhiên, ĐBSCL đang phải đối mặt rất nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi tự nhiên. Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Do đó, việc Quy hoạch, xác định phương hướng phát triển hệ thống thủy lợi được xem là đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp vùng trong bối cảnh BĐKH.

Theo đó, đối với hệ thống thủy lợi, Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra phương hướng phát triển hệ thống thủy lợi, thay đổi quy chế vận hành phù hợp với định hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tại các tiểu sinh thái theo hướng chủ động sống chung với lũ, xâm nhập mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và công nghiệp. Nghiên cứu xây dựng các tuyến cấp nước từ vùng ngọt giữa đồng bằng cho bán đảo Cà Mau và các tỉnh ven biển phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô. Phát huy các giải pháp truyền thống, chủ động trữ nước, cân đối nước tại chỗ phục vụ sinh hoạt, sản xuất thiết yếu; hồ chứa nước phân tán; giải pháp tiết kiệm nước; nạo vét các kênh chính, kênh cấp I và kênh cấp II để tăng sự lưu thông, trao đổi nước và tăng cường năng lực tưới, tăng dung tích trữ nước cho mùa khô.

(Ảnh minh họa)

Phát triển hệ thống đê bao, bờ bao bảo vệ khu vực dân cư, sản xuất, công trình có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội trước tác động của sụt lún đất, nước biển dâng và nguy cơ ngập diện rộng. Giai đoạn đến năm 2030 tập trung các giải pháp nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê cấp I bao gồm đê biển và đê dọc theo các sông chính để bảo vệ những khu vực trọng yếu của vùng. Hệ thống đê cấp II bảo vệ các hệ thống thủy lợi và đê cấp III bảo vệ các ô bao nội đồng quy mô nhỏ được phát triển trong phạm vi từng địa phương theo nhu cầu phát triển thực tế nhằm đảm bảo phòng chống ngập lụt do lũ sông, triều cho các vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng, các đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp và các hạ tầng trọng yếu.

Đối với vùng ngập lũ hàng năm như Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và vùng giữa hai sông: Vận hành hệ thống thủy lợi, đê bao theo hướng tích nước vào ruộng để hấp thụ lũ và phục vụ cho sinh kế mùa lũ; xây dựng cống bọng dưới đê và trạm bơm nếu cần thiết để chủ động cấp nước và tiêu nước; bảo vệ không gian thoát lũ; gia cố hệ thống đê, nạo vét các kênh trục chính nhằm cải tạo các trục thoát lũ ra biển Tây và sông Vàm Cỏ. Xây dựng hệ thống cống và đê ven sông Tiền đoạn từ huyện Châu Thành đến huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, ven sông Hậu, sông Cổ Chiên và Bắc sông Măng Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long để kiểm soát mặn - ngọt, bảo vệ vườn cây ăn trái trong những năm mặn xâm nhập sâu.

Đối với vùng chuyển tiếp ở phía Nam sông Cái Lớn, nghiên cứu xây dựng hệ thống cống đê bao ở bờ Nam sông Cái Lớn để kiểm soát xâm nhập mặn; xây dựng quy trình vận hành hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé và các cống ven biển Tây và bờ Nam sông Cái Lớn nhằm chủ động cấp nước ngọt, lợ cho vùng. Đối với vùng Quản Lộ Phụng Hiệp, cần xây dựng hệ thống cống và đê bao dọc sông Hậu nhằm kiểm soát mặn và tăng cường khả năng chuyển nước từ sông Hậu vào Bán đảo Cà Mau để giảm ô nhiễm, cấp nguồn nước lợ để pha loãng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trong mùa khô; xây dựng các trạm bơm nhỏ phục vụ tưới và tiêu.

Đối với hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít, xây dựng hệ thống cống và đê dọc bờ Nam sông Măng Thít nhằm khép kín hệ thống, chủ động kiểm soát mặn - ngọt, tăng khả năng tưới tự chảy, giảm ô nhiễm. Đối với tỉnh Bến Tre, xây dựng đê bao và cống dọc theo sông Tiền, sông Hàm Luông và Cổ Chiên nhằm khép kín hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre và Nam Bến Tre để chủ động kiểm soát mặn - ngọt, tăng khả năng tưới tự chảy, giảm ô nhiễm.

Đối với khu vực ven biển, hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi để chủ động cấp nước, kiểm soát mặn, xây dựng kênh cấp nước, kênh tiêu nước riêng biệt hoặc thực hiện tuần hoàn nước phục vụ sản xuất, nuôi trồng thủy sản; tiếp tục đầu tư xây dựng củng cố, nâng cấp các tuyến đê biển, hệ thống kè chắn sóng gây bồi kết hợp với trồng rừng bảo vệ đê biển, bờ biển; kiểm soát khai thác nước dưới đất để hạn chế sụt lún. Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển; xây dựng kè chắn sóng để hạn chế xói lở bờ biển ở các khu vực xung yếu. Xây dựng hệ thống dự báo và cảnh báo sớm chuyên ngành về lũ, hạn mặn, bao gồm xây dựng mới và nâng cấp các trạm đo khí tượng - thủy văn và độ mặn theo thời gian thực cho toàn vùng.

 

 

PHƯƠNG ĐIỀN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline