Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/04/2025 00:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025

Phát triển lâm nghiệp bền vững, ổn định sinh kế cho người dân

Thứ sáu, 24/03/2023 23:03

TMO - Hướng đến mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, tỉnh Bắc Kạn chú trọng triển khai hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh với nhiệm vụ ổn định sinh kế cho người dân.

Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 417.539 ha, chiếm 86% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất có rừng là 356.475,52 ha (đạt tỷ lệ 73,4% độ che phủ). Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích hơn 29.000 ha, bao gồm Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Ngoài ra, có nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ, lâm sản lớn, giá trị cao...

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.  Tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chỉ thị,…với mục tiêu khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy trì tỷ lệ độ che phủ hàng năm cao, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh những năm gần đây có những chuyển biến tích cực; công tác trồng, phục hồi được quan tâm, nhiều chương trình, đề án trồng, phục hồi rừng được ban hành. 

Tỉnh Bắc Kạn chú trọng đến mục tiêu khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy trì tỷ lệ độ che phủ hàng năm cao. 

Đến nay, Bắc Kạn đã trồng được hơn 101 nghìn ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng từ 300.000-350.000m3/năm. Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng rừng mới 4.045ha, trong đó trồng rừng tập trung 3.155ha, rừng phân tán 890ha. Theo báo cáo nhanh của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đến ngày 15/3, toàn tỉnh đã trồng được 641ha, đạt 16% kế hoạch năm. Hiện nay, nguồn cây giống phục vụ cho trồng rừng cơ bản đảm bảo về số lượng, chủng loại, toàn tỉnh có 58 cơ sở sản xuất cây giống với khoảng 13 triệu cây đã sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu trồng mới của người dân. Cơ cấu giống phổ biến là mỡ, keo, thông, hồi, quế. 

Từ năm 2017 đến nay, Bắc Kạn đã tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền quy định pháp luật bảo vệ rừng; tổ chức 11 cuộc diễn tập phòng, chống cháy rừng. Bắc Kạn cũng ban hành quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu qua đó nâng cao trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng.

Ổn định sinh kế của người dân từ việc phát triển, khai thác hiệu quả nguồn lợi từ rừng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương. Ảnh: VL. 

Thời gian qua, để đa dạng hóa công tác bảo vệ rừng gắn với tạo sinh kế bền vững cho người dân, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai dự án “Khai thác, sử dụng kiến thức bản địa trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể” với mục tiêu tập trung vào các hoạt động vệ sinh rừng và bảo tồn loài kiến; tập huấn vệ sinh rừng theo kỹ thuật bảo đảm chức năng phòng hộ của rừng; tập huấn về khai thác sử dụng trứng kiến theo hướng bảo tồn.

Ngoài ra, thực hiện trồng cây dược liệu và trồng mới, cải tạo, thâm canh cây ăn quả đặc sản. Đến nay, Dự án đã trồng 1,2ha cây hoài sơn, 3.000m2 giảo cổ lam, 1ha hồng giống LT1; cải tạo, thâm canh 2 ha hồng không hạt địa phương...Để khai thác nguồn lợi từ rừng, Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn triển khai dự án “Tăng cường quản lý và chia sẻ lợi ích công bằng cho các chuỗi sản phẩm dược liệu tự nhiên tại Việt Nam” nhằm hỗ trợ sinh kế cho người dân nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác quá mức và buôn bán không bền vững nguồn tài nguyên dược liệu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như: Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp còn ở mức cao; một số vụ phá rừng, khai thác gỗ quý hiếm còn xảy ra; công tác phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đang tạm dừng hoạt động; sản phẩm gỗ rừng trồng chưa đa dạng, giá trị gia tăng còn thấp; ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển lâm nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp tổng hợp còn hạn chế… 

Vừa qua, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị tỉnh Bắc Kạn bám sát các mục tiêu Trung ương đề ra giai đoạn 2030, tầm nhìn 2045: “Tỷ lệ che phủ rừng ổ định ở mức 42%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, riêng vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 54-55%; đến năm 2045, là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước”, từ đó có những giải pháp triển khai thực hiện phù hợp với địa phương.

Địa phương này cần tiếp tục rà soát, bổ sung, ban hành mới chương trình, kế hoạch, đề án để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh; quan tâm nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch bài bản, hiệu quả. Tập trung xử lý các vấn đề nóng, tồn đọng trong thực tiễn cuộc sống, có các giải pháp căn cơ để duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện phát triển rừng bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, đất quy hoạch lâm nghiệp. Thực hiện tốt các giải pháp về an sinh xã hội, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng.  

 

 

Hải Nam 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline