Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 19:01
Thứ ba, 21/02/2023 07:02
TMO - Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2025, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là một khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là động lực tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế...
Tỉnh Lâm Đồng đã xác định rõ định hướng phát triển nghiên cứu khoa học đối với từng lĩnh vực của hoạt động kinh tế trong giai đoạn 2022-2025. Cụ thể, đối với lĩnh vực nông nghiệp: Chọn tạo giống rau, hoa, cây ăn quả, vật nuôi (trứng giống tằm) có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phòng trừ dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc tại tỉnh Lâm Đồng; xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ: áp dụng các tiêu chuẩn GlobalGap, UTZ, Rainforest, Organic. Bảo tồn, di thực và thương mại hóa các nguồn gen đặc hữu và các nhóm cây cảnh quan bản địa Xây dựng, phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Lĩnh vực tài nguyên - môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Tỉnh sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn giữa phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, môi trường gắn với chứng chỉ carbon. Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường ảnh hưởng của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Từ đó, đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học với nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các sản phẩm sử dụng trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh hại, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản; sản xuất phân bón, thức ăn gia súc, thủy sản. Công nghệ vật liệu mới: ứng dụng công nghệ mới trong công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản Bentonite, diatomite, cao lanh, bô xít, ... sản xuất vật liệu tiên tiến, vật liệu xây dựng thân thiện môi trường.
Công nghệ phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu: nghiên cứu ứng dụng KH&CN mới trong công tác dự báo, phòng ngừa rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ trong dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai nguy hiểm tại các khu vực có nguy cơ cao. Công nghệ năng lượng: ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh, năng lượng tái tạo; xây dựng mô hình chiếu sáng thông minh tại đô thị trên địa bàn tỉnh. Công nghệ môi trường: nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu, chế phẩm xử lý ô nhiễm môi trường từ nguyên liệu địa phương; nghiên cứu công nghệ, thiết bị phục vụ quá trình tái chế, tái sử dụng chất thải trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo góp phần tăng trưởng kinh tế. Ảnh: BLĐ.
Trong năm 2023, tỉnh Lâm Đồng tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Tăng cường liên kết và chuyển giao công nghệ giữa các viện, trường và doanh nghiệp; nâng cao năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.
Các đơn vị triển khai hiệu quả việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Trong đó cần phải tập trung hơn nữa trong việc nâng cao tỷ trọng ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; chủ động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ số, công nghệ sinh học, giống cây trồng vật nuôi, các mô hình nông nghiệp hiệu quả cao; đẩy mạnh việc gắn kết giữa công tác nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất vào đời sống thông qua cơ chế đặt hàng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Đẩy mạnh việc gắn kết giữa công tác nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất và đời sống thông qua áp dụng cơ chế đặt hàng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ tăng cường mối liên kết giữa nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp – nhà nông, gắn chặt trách nhiệm của các đơn vị đề xuất và đơn vị thụ hưởng tạo nên một chuỗi khép kín làm tăng hiệu quả ứng dụng của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi kết thúc, đưa kết quả của các nghiên cứu đi vào thực tiễn phục vụ đời sống sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ; đặc biệt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chỉ dẫn địa lý cà phê, sầu riêng Đạ Huoai; tiếp tục duy trì có hiệu quả nhãn hiệu Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu và bảo hộ ngoài nước đối với nhãn hiệu; xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tra cứu, sử dụng thông tin chung cũng như thông quan khi xuất khẩu các sản phẩm, hàng hoá.
Tập trung thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, nhất là các công nghệ có tính ứng dụng cao trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và triển khai có hiệu quả các Chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, quản lý đo lường, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,.... Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu và bảo hộ ngoài nước đối với nhãn hiệu; xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tra cứu, sử dụng thông tin chung cũng như thông quan khi xuất khẩu các sản phẩm, hàng hoá.
Bên cạnh các nhiệm vụ trọng tâm, trong quá trình thực hiện, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị phải đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao hiệu quả của công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội. Tiến hành thông tin, tuyên truyền, cung cấp kịp thời các thông tin về cơ chế, chính sách và kết quả hoạt động khoa học và công nghệ đến cơ quan quản lý các cấp, các ngành và nhân dân. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ phục vụ công khai, minh bạch thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường công tác thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đức Hòa
Bình luận