Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 02:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Phát triển hệ thống chiếu sáng thông minh

Thứ tư, 02/08/2023 07:08

TMO -  Tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đối với lĩnh vực chiếu sáng công cộng, tỉnh khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ, phát triển hệ thống điện chiếu sáng thông minh, góp phần bảo đảm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

Yên Lạc là địa phương tiên phong trong xây dựng hệ thống điện chiếu sáng công cộng thông minh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng thông minh trên địa bàn huyện được triển khai vào giữa năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 9,5 tỷ đồng. Trong đó công trình bao gồm các hạng mục: Xây dựng 1 trung tâm điều hành và giám sát chiếu sáng thông minh; thay thế 28 tủ điều khiển chiếu sáng đã xuống cấp bằng tủ điều khiển kết nối trung tâm đồng bộ; thay thế đèn thế hệ cũ Sodium 250W bằng đèn LED thông minh 150W kết nối trung tâm trên tuyến đường trục chính từ cổng chào Yên Lạc đến nút giao Mả Lọ. 

Sau nửa năm vận hành khai thác, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh cho thấy những hiệu quả vượt trội so với hệ thống chiếu sáng cũ. Về mặt kinh tế, việc thay thế bóng đèn Sodium công suất lớn bằng đèn LED thông minh giúp tiết kiệm được 2 lần chi phí do công suất tiêu thụ của đèn LED thấp hơn đèn Sodium nhưng tuổi thọ lại lớn hơn 4 lần.

Bên cạnh đó, đèn LED có hiệu suất phát quang cao hơn, đem lại diện mạo mới cho hạ tầng đô thị, góp phần bảo đảm an toàn giao thông và an ninh khu vực. Bên cạnh đó, công tác quản lý vận hành, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện sự cố, ghi chỉ số công tơ… được thực hiện thông qua phần mềm điều khiển chiếu sáng tại Trung tâm điều khiển mà không cần cử cán bộ cử cán bộ kỹ thuật theo dõi từng tuyến, từng tủ cấp nguồn chiếu sáng công cộng.

Tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực, trong đó chú trọng phát triển hệ thống chiếu sáng thông minh. 

Theo đánh giá của đơn vị chuyên môn, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, thông minh trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng không chỉ giúp tiết kiệm điện năng, công sức, giảm chi phí duy tu, bảo dưỡng, bảo trì và vận hành mà còn góp phần nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý Nhà nước và tiết kiệm ngân sách chi hàng năm. Bên cạnh đó, việc nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng còn góp phần hướng tới xây dựng đô thị Yên Lạc văn minh, hiện đại, thông minh, sáng - xanh - sạch - đẹp, phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của quá trình đô thị hóa.

Những năm gần đây, các giải pháp chiếu sáng thông minh đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều địa phương trên cả nước và đã phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm điện năng. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng phần lớn hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn tỉnh vẫn sử dụng công nghệ đèn chiếu sáng cũ, tiêu tốn nhiều điện năng, tuổi thọ sử dụng thấp, khả năng chiếu sáng không cao, nguồn kinh phí để duy trì, bảo dưỡng thay thế lớn. Một số tuyến đường dù đã được thay thế bằng đèn LED tiết kiệm năng lượng nhưng lại không có khả năng kết nối và điều khiển tự động từ trung tâm, gây khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện sự cố, ghi chỉ số công tơ, báo cáo…

Cùng với đô thị hóa, ô nhiễm ánh sáng như lạm dụng ánh sáng thiếu kiểm soát, ánh sáng trang trí quá mức… đang gây lãng phí điện năng, nguy cơ cháy nổ. Chiếu sáng thông minh tiết kiệm năng lượng là một trong cơ cấu của đô thị thông minh, chiếu sáng thông minh với sự điều khiển của bộ óc điện tử sẽ cho chúng ta hiệu quả chiếu sáng tối ưu nhất về công năng, về trường thị giác, về thẩm mỹ đô thị và sử dụng điện năng thấp nhất. Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng đô thị tại Việt Nam hiện phần lớn còn dùng công nghệ cũ. Trong khi nếu sử dụng công nghệ tiên tiến có thể tiết kiệm tới 60% năng lượng tiêu thụ, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.

Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay ứng dụng công nghệ mới trong phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị chính là xu hướng và giải pháp tối ưu cho tiết kiệm tiêu thụ năng lượng - bảo vệ nguồn năng lượng điện; giảm khí thải, nâng cao chất lượng chiếu sáng đô thị, giảm tác động đến môi trường... đồng nghĩa với việc góp sức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp. 

 

 

P. Hải 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline