Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 00:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP

Thứ hai, 04/12/2023 13:12

TMO - Để khai thác tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa vùng miền, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp nhằm thu hút khách du lịch, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động vùng nông thôn. 

Sản phẩm OCOP là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường. Để nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP, việc kết nối với doanh nghiệp du lịch là điều cần thiết. Từ đây, sản phẩm OCOP có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh và văn hóa địa phương. Việc kết nối sản phẩm OCOP vào du lịch là một chiến lược quan trọng để phát huy tiềm năng của cả hai ngành, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh một cách bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 

Cùng với các địa phương trên cả nước, Hậu Giang nhiều tiềm năng để phát triển về sản phẩm OCOP và du lịch, với 175 sản phẩm đạt OCOP, trong đó 68 sản phẩm 4 sao (chiếm 38,8%); 107 sản phẩm 3 sao (chiếm 61,1%) và nhiều điểm du lịch thu hút đa dạng, hấp dẫn như Khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng, các điểm du lịch văn hóa tâm linh... Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP cũng vô cùng phong phú từ các loại nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, đặc sản đến hàng thủ công mỹ nghệ, có chất lượng cao và mang nét đặc trưng vùng. Đây là động lực để Hậu Giang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, nâng cao nhận thức và năng lực của người dân, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để phát huy cơ hội và tiềm năng của tỉnh về sản phẩm OCOP và du lịch.

Mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái ở Hậu Giang đang từng bước phát triển. 

Bên cạnh đó, lợi thế về sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều cơ hội để Hậu Giang khai thác, cụ thể địa phương này có nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng, từ cây trồng, hoa quả, đến thủy sản và gia súc. Do đó có thể tận dụng nguồn nguyên liệu này để sản xuất các sản phẩm OCOP chất lượng cao và độc đáo, như mật ong tràm, sữa dê, mắm cá đồng, khô lươn một nắng, gạo hữu cơ...Hậu Giang cũng có thể kết hợp các sản phẩm OCOP này với các điểm du lịch sinh thái, văn hóa và lịch sử của tỉnh để tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Tại tỉnh Hậu Giang, nhiều điểm du lịch hấp dẫn đã hình thành từ tập quán, lối sống của người dân sông nước miền Tây, đến với sông Ngã Bảy cùng nét văn hóa đặc sắc của kênh xáng Xà No - Con đường lúa gạo và những vườn cây ăn trái trĩu quả làm nên thương hiệu cho Hậu Giang. Về với huyện Long Mỹ nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất tỉnh, du khách được cùng đồng bào thưởng thức đặc sản trà mãng cầu xiêm, ngắm nhìn đồng bào trong phum sóc hăng hái lao động, thấp thoáng ngôi chùa đậm nét kiến trúc văn hoá của đồng bào Khmer bừng sáng giữa phum sóc; Đến với vùng khóm Cầu Đúc, vùng trồng xoàt cát Hòa Lộc, huyện Châu Thành A, đến thị xã Long Mỹ, để tận tay hái những quả quýt đường Long Trị, làng trầu ở huyện Vị Thủy. 

Đến nay, Hậu Giang có hơn 20 điểm du lịch nông nghiệp-nông thôn gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Ngoài điểm du lịch nông nghiệp-nông thôn trên thì trên địa bàn Hậu Giang còn có thể kể đến một số điểm du lịch ấn tượng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều loại hình du lịch nông thôn như: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề… Những loại hình du lịch này ở nông thôn đang mang lại nhiều ý nghĩa, hiệu quả thiết thực. Trong đó, một là giúp phát triển kinh tế nông thôn, hai là tạo sự gắn kết và tự hào về một miền quê tươi đẹp mà mỗi cư dân tại địa phương có thể cảm nhận qua những sản phẩm du lịch mà họ muốn giới thiệu đến du khách. 

Hậu Giang đã ban hành được các chính sách về phát triển nông nghiệp, du lịch trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là những nông dân, nhà vườn, chủ trang trại trên địa bàn. Nhìn chung các chủ thể này đang dần có sự quan tâm, đầu tư phát triển các địa điểm du lịch nông nghiệp-nông thôn ngày một tốt hơn. Từ đó, đã góp phần vực dậy đáng kể cho lĩnh vực nông nghiệp và du lịch của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời tạo cơ sở cho những mục tiêu lớn tiếp theo.

Một số chỉ tiêu lớn được đề ra trong phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn của Hậu Giang từ nay đến năm 2025 là không ngừng phát triển và chuẩn hóa các điểm đến du lịch nông nghiệp-nông thôn gắn với sản phẩm đặc trưng và OCOP của từng vùng. Trong đó, phấn đấu có 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; đồng thời có ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận số hóa và được kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số…

Các mô hình du lịch gắn với vườn cây ăn quả được triển khai tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến nửa năm 2023, cả nước có khoảng gần 500 mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đang hoạt động. Tổng kết giai đoạn 1 (2010 - 2015) cho thấy, nhiều địa phương tập trung quá nhiều cho phát triển hệ thống hạ tầng mà chưa chú trọng phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân. Từ năm 2016, (giai đoạn 2) Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chú trọng đến vấn đề này hơn, từ đó chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP ra đời vào năm 2018.

Đến nay, chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng miền. Các địa phương đã hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn. Việc phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ hữu cơ, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. 

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 5 năm triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (Chương trình OCOP), đến nay cả nước có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.361 chủ thể (51 sản phẩm 5 sao). Phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ “hữu cơ”, sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP cũng góp phần truyền tải các câu chuyện và giá trị văn hóa về du lịch nông thôn. Ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP.

 

 

Minh Thu 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline