Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 02:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Phát triển du lịch đường thủy thành sản phẩm du lịch đặc trưng

Thứ ba, 08/08/2023 07:08

TMO - TP.HCM phấn đấu đến năm 2030, du lịch đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt của Thành phố, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Thành phố.

Lễ hội sông nước lần đầu tiên được tổ chức trên sông Sài Gòn vào đầu tháng 8, đánh dấu sự phát triển du lịch ven sông, định hướng thành đô thị sông nước giàu bản sắc của TP.HCM. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch với du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời, kết nối hành trình trải nghiệm trên sông và các tour, tuyến từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, tạo nên những mô hình kinh tế du lịch đa dạng và phát triển.

Theo đó, 5 tour du lịch đường thủy mới được Sở Du lịch TP.HCM giới thiệu gồm tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tuyến Bình Quới, tuyến du lịch Củ Chi, Cần Giờ (xuất phát từ Bến Bạch Đằng), tuyến kết nối đến các tỉnh Đông Nam bộ, miền Tây hay sang Campuchia. Các sản phẩm du lịch đường thuỷ của TP.HCM cung cấp trải nghiệm về cảnh quan, kiến trúc, văn hóa, lịch sử và các hệ sinh thái điển hình lưu vực một số con sông lớn là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu và Phú Quốc - đảo ven bờ lớn nhất Việt Nam.

Lễ hội sông nước lần đầu tiên được tổ chức trên sông Sài Gòn vào đầu tháng 8, đánh dấu sự phát triển du lịch ven sông, định hướng thành đô thị sông nước giàu bản sắc của TP.HCM. Ảnh: NT. 

Đại diện một số công ty du lịch tại TP.HCM cho biết các tour du ngoạn sông Sài Gòn hiện có xu hướng tăng khá tốt, tiềm năng hút cả khách nội địa và quốc tế, đem lại kỳ vọng về doanh thu cho các doanh nghiệp. Mỗi tháng, trung bình một doanh nghiệp lữ hành có thể đón khoảng 3 - 4 đoàn từ 5 - 20 khách từ các thị trường Âu, Mỹ, Australia và khách du lịch nội địa. Thời gian tham quan thường kéo dài từ nửa ngày đến một ngày.

Với lợi thế sở hữu đường bờ biển dài 23 km cùng mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc có mật độ lên tới 3,38 km/km2 và 80 km sông Sài Gòn chảy qua, ngành du lịch và ngành giao thông vận tải thành phố có thể phối hợp tổ chức nhiều tuyến du thuyền nội đô, tuyến tầm ngắn, tầm trung bằng buýt sông, tàu cao tốc. Ngành du lịch TP.HCM hiện đang đẩy mạnh phát triển nhiều hoạt động du lịch ven sông, định hướng thành đô thị sông nước giàu bản sắc. 

Nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2023 - 2024 được xác định: Cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đường thủy hiện có gồm: nhóm các sản phẩm du lịch tầm ngắn (là các tour trên sông, tuyến du lịch đường thủy nội đô có bán kính dưới 10 km): Tuyến du lịch đi Bình Quới (hướng tuyến từ Bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - kênh Thanh Đa - bến Thanh Đa, Bình Quới… và ngược lại); Tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc - Thị Nghè (hướng tuyến từ bến Thị Nghè trở về phía thượng lưu đến bến chùa Candaransi trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và ngược lại).

Nhóm các sản phẩm du lịch tầm trung (là các tour trên sông có bán kính từ 10 km đến dưới 60km): Tuyến du lịch đi Củ Chi (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - kênh Thanh Đa - sông Sài Gòn - bến Đình, bến Dược thuộc Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi); Tuyến du lịch đi Cần Giờ (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - sông Nhà Bè - sông Lòng Tàu - sông Dinh Bà - sông Lò Rèn - sông Vàm Sát - sông Soài Rạp).

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng tập trung xây dựng bộ thuyết minh chuẩn về tuyến du lịch đường thủy nhằm cung cấp thêm các dữ liệu về lịch sử, văn hoá, nét đặc trưng về các hệ thống sông, kênh, rạch gắn với các tuyến du lịch đường thuỷ trên địa bàn TP.HCM; Giới thiệu các sản phẩm tour du lịch đường thủy đang khai thác tại Thành phố; Xây dựng bản đồ các tuyến du lịch đường thuỷ, các điểm đến trên tuyến bằng công nghệ GIS.

Với lợi thế về hệ thống sông rạch, TP Hồ Chí Minh có tiềm lực để phát triển sản phẩm du lịch đường thủy.  

Ở giai đoạn 2024 - 2025: Thành phố đầu tư xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy mới. Ở nhóm các sản phẩm du lịch tầm ngắn (là các tour trên sông có bán kính dưới 10 km): Tuyến du lịch đi Quận 7 (hướng tuyến từ bến Cầu Mống/bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – kênh Tẻ - rạch Ông Lớn – rạch Đỉa), bổ sung các bến thủy nội địa trên tuyến: bến Cù Lao Nguyễn Kiệu, bến Trường Đại học Tôn Đức Thắng, bến Khu dân cư Trung Sơn, bến Công viên Him Lam…

Xây dựng chương trình du lịch mới trên tuyến: Điểm đầu: bến Bạch Đằng (Quận 1)/bến Cầu Mống (Quận 4) - Điểm cuối: bến Ngôi Sao Việt (Quận 7); Tuyến du lịch đi Quận 1, 4, 5, 6 và Quận 8 (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng/bến Cầu Mống – sông Sài Gòn – kênh Tẻ - kênh Bến Nghé - kênh Tàu Hũ đến bến Bình Đông hoặc tiếp tục theo kênh Đôi – Đình Bình Đông – Chợ đầu mối Bình Điền)

Nhóm các sản phẩm du lịch tầm trung (là các tour trên sông có bán kính từ 10 km đến dưới 60km):  Tuyến du lịch đi Thành phố Thủ Đức (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn – rạch Chiếc – rạch Trau Trảu – rạch ông Nhiêu – sông Tắc – sông Đồng Nai – bến chùa Hội Sơn).

Nhóm các sản phẩm du lịch tầm xa (là các chương trình du lịch từ TPHCM đi các tỉnh trong khu vực): Tuyến đường thủy xuất phát từ khu vực trung tâm Thành phố như: cảng Sài Gòn, bến Bạch Đằng, bến Cầu Mống… đi các tỉnh như: Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ và tuyến Châu Đốc – An Giang để kết nối qua Campuchia. 

Cũng trong giai đoạn này, thành phố tiếp tục phát huy sức hút của Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đối với khách du lịch quốc tế, phát triển các tour về nguồn, văn hóa lịch sử kết hợp thưởng ngoạn sông Sài Gòn, tham quan các làng nghề, nhà vườn, sinh thái... thu hút nhiều đối tượng khách nội địa.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2024 - 2025 lên kế hoạch xây dựng các tuyến chuyên đề nhằm đưa vào khai thác trong giai đoạn 2025 - 2030: Chuyên đề lịch sử - về nguồn từ bến Bạch Đằng - Đình Bình Nhan/Đình Hanh Phú - Đền Bến Dược/ Khu Truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; Chuyên đề văn hóa từ Bến Bạch Đằng - Chùa Kỳ Quang 2, Tu viện Khánh Anh - (Bến đò Thủ Dầu Một - Chùa Bà Bình Dương) hoặc Miếu Nổi Phù Châu (Gò Vấp); Chuyên đề phát triển đô thị từ Bến Bạch Đằng - Cầu Ba Son - Landmark 81 - Khu đô thị Vạn Phúc… Tăng cường các dịch vụ du lịch ven sông; Đa dạng hóa các dịch vụ giải trí trên các phương tiện thủy...

Nhiều ý kiến cho rằng, sản phẩm du lịch đường thủy của TP.HCM hiện còn hạn chế ở loại hình và sự đa dạng hoá, chủ yếu tập trung vào các chương trình ngắm cảnh và ẩm thực, còn thiếu những đặc trưng nổi bật của văn hoá sông nước Nam Bộ nói chung và TP.HCM nói riêng, nên đa phần chỉ phục vụ du khách một lần, khó tiếp thị lại. Bên cạnh đó, theo một số doanh nghiệp lữ hành, việc khai thác các sản phẩm tour tuyến vẫn còn rào cản về thủ tục, quản lý chồng chéo. Bến bãi neo đậu dành cho các phương tiện phục vụ du khách còn nhiều hạn chế.

Do vậy, thời gian tới TP.HCM cần quy hoạch tổng thể, trong đó ưu tiên nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng dọc hai bên bờ sông, xây dựng cảng du lịch trên sông và cảng du lịch biển nhằm kết nối du lịch quốc tế đường biển với thành phố. Đồng thời, thành phố thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào kinh doanh du thuyền trên sông, đầu tư cơ sở hạ tầng bến cảng. 

Ngành Du lịch thành phố cho biết, để phát triển du lịch đường thủy thì trước hết phải thúc đẩy giao thông đường thủy. Thời gian tới, Sở Du lịch sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các cơ chế chính sách, đề án nâng chất lượng giao thông đường thủy kết hợp phát triển du lịch. Trong đó, ngành du lịch sẽ tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đầu và cuối các tuyến giao thông thủy; tổ chức các dịch vụ thể thao trên và dưới nước, các chương trình phục vụ du khách. Ngành du lịch cũng sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ quảng bá các sản phẩm du lịch.

 

 

 

Hồng Hạnh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline