Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Phát triển cây dược liệu trên đất lâm nghiệp

Thứ năm, 13/07/2023 14:07

TMO - Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Phú Yên đang nỗ lực tập trung phát triển cây dược liệu và bảo tồn các nguồn gen quý trên đất lâm nghiệp bền vững.

Phát triển cây dược liệu, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm là một nội dung được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phú Yên có nhiều lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, phù hợp phát triển cây dược liệu. Trong đó, địa phương này có một phần của dãy Trường Sơn giáp biển Đông (khu vực núi Đá Bia - Mũi Điện), có vùng rừng mưa ẩm nhiệt đới lớn nằm ở phía nam, dãy Chư Rung Gia - La Hiên phía tây và dãy núi Cù Mông phía bắc, thung lũng sông Ba liên thông với vùng Tây Nguyên. Với đặc thù như vậy, tỉnh có nhiều kiểu rừng, nhiều hệ sinh thái như: thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng cây bụi của hệ sinh thái đất cát ven biển, rừng cây bụi núi thấp, rừng mưa ẩm nhiệt đới, rừng khọp... Đó cũng là cơ sở để nhiều loại thực vật quý phát triển trên vùng đất này.

Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp tỉnh, trên địa bàn Phú Yên có khoảng 1.450 loài thực vật bậc cao thuộc 761 chi và 177 họ, trong đó có 57 loài quý hiếm, đặc hữu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, một số loài dược liệu có trữ lượng còn khá lớn như: an xoa, sa nhân, chè dây, chè vằng; một số loài có tiềm năng phát triển như: địa liền, hà thủ ô, ba gạc, hoàng đằng… Một số loài còn rất ít trong tự nhiên như: máu chó, tắc kè đá, vàng đắng,.. nguyên nhân là do quá trình khai thác, sử dụng thiếu bền vững.

Do đó cần sớm có giải pháp để bảo tồn, phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Việc bảo tồn, phát triển cây dược liệu trong lâm phần phải phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cấp thẩm quyền phê duyệt. Nhà nước cần có quy định cho phép ban quản lý liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư để bảo tồn và phát triển cây dược liệu.

Các ban quản lý rừng phòng hộ tại một số địa phương đã mở rộng diện tích trồng cây dược liệu như cây quế trên địa bàn. Ảnh: NH. 

Phú Yên có đa dạng thảm thực vật, đa dạng loài thực vật bậc cao, bảo tồn được 18 nguồn gen cây dược liệu quý. Nhiều loài dược liệu là đặc hữu của Phú Yên như Cam thảo Đá Bia và dược liệu quý hiếm trên thế giới như: xáo tam phân, bá bệnh, mã tiền, ba gạc lá to, ba gạc lá nhỏ, vàng đắng, hoằng đằng, bình vôi, sâm cau,… Nhiều loài có giá trị kinh tế cao như quế, ba kích, sa nhân tím, sa nhân đỏ,…

Thời gian qua, một số địa phương và các Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện: Đồng Xuân, Sông Hinh, Tây Hòa, Ban Quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả đã trồng các loại cây dược liệu, bước đầu đạt kết quả khả quan. Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đồng Xuân đã triển khai nhân giống thành công loài dược liệu quý là lan kim tuyến. Đơn vị đang trồng cây lâm sản ngoài gỗ (dưới tán rừng) giai đoạn 2021-2029 với diện tích dự kiến 900ha cây dó gạch và 266ha các loại lan gấm, sa nhân tím, sâm bố chính, quế, dó gạch, dổi. Tại huyện Tây Hòa, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện là 4ha và một số diện tích rải rác ở hộ dân. Ngoài ra, huyện cũng đang phát triển mạnh cây sâm nam, tập trung trên địa bàn xã Hòa Phú với diện tích khoảng 2,5-3ha. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng Phú Yên chưa phát huy được tiềm năng lớn, lợi thế lớn của mình. Hiện nay, do nhân sự bảo vệ rừng mỏng, bà con nông dân gần rừng còn khó khăn, phương thức khai thác nông, lâm sản trên rừng còn lạc hậu dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn dược liệu quý (như cam thảo đá bia, lan kim tuyến), hoặc xu hướng khai thác hủy diệt làm giảm trữ lượng lâm sản ngoài gỗ (như việc đốt, chặt gốc cây đác để khai thác hạt) cũng làm ảnh hưởng đến nguồn lâm sản ngoài gỗ trong các khu rừng.

Tỉnh Phú Yên tiếp tục rà soát, đánh giá, xác định quy mô vùng trồng dược liệu phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. 

Để tiếp tục bảo tồn, phát triển cây dược liệu, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, đánh giá, xác định quy mô vùng trồng dược liệu phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; tích hợp vùng trồng vào quy hoạch theo quy định hiện hành để làm cơ sở định hướng phát triển; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình theo chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết các nhà đầu tư phát triển, bảo tồn cây dược liệu nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và cung cấp giống dược liệu đảm bảo nguồn gốc, chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất; quản lý chặt các nguồn giống gốc, giống dược liệu có giá trị cao.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc trồng, bảo tồn, phát triển các cây dược liệu quy dưới tán rừng và trên đất lâm nghiệp là giải pháp không không chỉ tạo ra sinh kế cho người dân mà còn góp phần đẩy mạnh các dòng sản phẩm du lịch chất lượng và bền vững. Từ giá trị này, tỉnh Phú Yên có thể khai thác lợi thế về phát triển dược liệu gắn với du lịch. Theo đánh giá của giới chuyên gia, phát triển dược liệu dưới tán rừng và trên đất lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị của rừng sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập cho doanh nghiệp, người dân địa phương, đồng thời nếu quản lý tốt sẽ góp phần bảo tồn đa đa dạng sinh học cũng như sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

Đây cũng là mô hình có đặc thù riêng, đang có triển vọng phát triển nên có chọn ưu tiên, hỗ trợ có tính tập trung để làm hạt nhân phát triển và là cơ sở để nhân rộng như: Các Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng Đặc dụng là đối tượng bảo tồn tại chỗ, phát triển các loài dược liệu lâu năm, dưới tán rừng gắn giao khoán bảo vệ,... Các doanh nghiệp là đối tượng bảo tồn chuyển chỗ, dược liệu có giá trị kinh tế cao, phải triển theo chuỗi giá trị với các chính sách nghiên cứu khoa học. 

 

 

PV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline