Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 23:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Phát triển bền vững các hệ sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ hai, 14/03/2022 16:03

TMO - Là một trong những khu vực sở hữu nhiều hệ sinh thái đặc thù, Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu nhiều tác động tiêu cực của biển đổi khí hậu và việc khai thác tài nguyên thiếu bền vững. Tình hình trên đòi hỏi tăng cường bảo tồn, hạn chế sự suy thoái của các hệ sinh thái, góp phần cải thiện sinh kế của người dân và giảm rủi ro thiên tai.

Theo các chuyên gia, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc từ hệ sinh thái biển, đảo, cửa sông cho đến đất ngập nước, rừng ngập mặn, cù lao châu thổ, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên có tính ĐDSH cao, như: VQG U Minh Hạ (Cà Mau), VQG Phú Quốc (Kiên Giang); VQG Tràm Chim (Đồng Tháp), KBT thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen (Long An), KBT thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang).

Trong thời gian qua, để phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản, nhiều diện tích rừng ngập mặn ở một số tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đã được chuyển sang nuôi tôm. Trong vùng nội địa, phần lớn diện tích đồng cỏ, rừng tràm được chuyển sang sản xuất nông nghiệp làm cho diện tích rừng tự nhiên, đồng cỏ ngày một bị thu thu hẹp lại. Bên cạnh đó, tại vùng đệm, thậm chí tại ngay trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBT, tình trạng người dân hàng ngày cải tạo đất sản xuất nông nghiệp vẫn đang diễn ra.

Điển hình là tại KBT thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (tỉnh Hậu Giang). Theo thống kê từ cơ quan chức năng, hiện có trên 800 hộ dân đang sản xuất lúa, trồng mía tại 3/4 phân khu của KBT thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; trong đó có 120 hộ dân đã gần 30 năm nay sinh sống, sản xuất trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBT này.

Nhiều hộ dân đang sản xuất trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBT


Bên cạnh đó, thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn làm cho nguồn nước từ thượng nguồn đổ về thấp, lượng cá giảm, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của nhiều loài chim; tình trạng xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền, môi trường nước bị thay đổi, nắng nóng kéo dài gây khô hạn, dẫn đến rủi ro cháy rừng, nguồn nước trong các kênh mương ở các khu bảo tồn bị phân tầng, lớp nước ở trên quá nóng, ảnh hưởng đến thủy sinh.

Tại VQG Tràm Chim (Đồng Tháp), trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang làm cho nhiệt độ ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng hạn hán, nguồn nước bị cạn kiệt rất dễ xảy ra cháy rừng. Những tác động đó đã làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của một số loài chim di cư, đặc biệt là Sếu đầu đỏ, vì một khi thiếu bãi ăn, thiếu nước uống thì Sếu sẽ lập tức bỏ đi.

Trong năm 2020, VQG Tràm Chim vắng bóng sếu đầu đỏ nguyên nhân được cho là do môi trường sinh thái thay đổi 

Cùng với đó, đối với các loài thực vật, biến đổi khí hậu sẽ làm cho hệ sinh thái trong VQG Tràm Chim ảnh hưởng nặng nề như cây cỏ năng không còn củ do bị ngập úng hoặc quá khô khiến củ không phát triển được. Đặc biệt là quần xã rừng tràm, nếu bị ngập nước lâu ngày tràm sẽ bị đổ ngã hoặc kém phát triển, còn nếu quá khô rất dễ gây cháy.

Để tăng cường bảo tồn hệ sinh thái biển đảo, tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt Dự án Điều tra, khảo sát hiện trạng đa dạng sinh học, điều chỉnh phạm vi diện tích các phân khu trong KBT biển Phú Quốc (TP. Phú Quốc). 

Khu vực nuôi ngọc trai tại vùng biển An Thới thuộc KBT Phú Quốc 

Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu các ứng dụng mới nhằm phục hồi san hô và các nhóm nguồn lợi quan trọng trong các hệ sinh thái (bào ngư, bàn mai, hải sâm cát, ốc đụn, cá ngựa,…). Đẩy nhanh quá trình phục hồi hệ sinh thái cũng như tái tạo nguồn lợi duy trì hoạt động nghề cá và tạo sinh kế mới cho cộng đồng ở Khu vực bảo tồn biển Phú Quốc và lân cận.

Tại VQG U Minh Hạ (Cà Mau), nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn, trong thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh chỉ đạo công tác khảo sát, điều tra, đánh giá hiện trạng hệ động thực vật; nghiên cứu, tái tạo nguồn gien các loài động thực vật quý hiếm để phục vụ cho công tác nghiên cứu, cung cấp nguồn giống sinh vật tự nhiên cho vùng.

Các chuyên gia nhấn mạnh, vấn đề cối lõi của quá trình bảo tồn và phát triển bền vững đa tài nguyên đa dạng sinh học là quản lý thích ứng. Đối với ĐBSCL, có 5 lĩnh vực cụ thể có thể áp dụng quản lý thích ứng. Đó là giữ nước trong kênh rạch để phòng chống cháy rừng tràm và đầm lầy than bùn trong mùa khô; kiểm soát cháy rừng quy mô nhỏ vào mùa khô nhằm tạo điều kiện cho việc duy trì các loài động thực vật, vừa giúp cây rừng tăng trưởng nhanh hơn và duy trì tính bền vững về mặt cấu trúc và chức năng hệ sinh thái.

Duy trì hệ sinh thái ven biển, đặc biệt chú ý các dải rừng phòng hộ ven biển bao gồm rừng ngập mặn, rừng phi lao, bãi cát ở các vùng ven biển, nhất là loài cây thân thảo như muống biển, sam biển, cỏ. Từ đó, giúp hạn chế xói lở bờ biển, quản lý bền vững hệ sinh thái bằng cách huy động sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương vào việc quản lý nguồn nước, quản lý nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học; xây dựng khu dự trữ sinh quyển ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu.

 

Đức Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline