Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 14:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Phát huy tối đa tiềm năng, vai trò của hệ thống thủy lợi

Chủ nhật, 03/12/2023 07:12

TMO - Hiện nay, hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang phát huy hiệu quả, bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. 

Bạc Liêu được phân thành hai tiểu vùng thủy lợi chủ yếu là: tiểu vùng phía Bắc Quốc lộ 1A và tiểu vùng phía Nam Quốc lộ 1A, trong đó: tiểu vùng phía Bắc Quốc lộ 1A có 20 kênh cấp I, 305 kênh cấp II, 24 cống dọc Quốc lộ 1A; tiểu vùng phía Nam Quốc lộ 1A có 13 kênh cấp I, 176 kênh cấp II và 59 cống phân ranh Nam Quản Lộ - Phụng Hiệp và Đông Quản Lộ - Phụng Hiệp. Hệ thống công trình đầu mối do Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi Bạc Liêu quản lý theo phân cấp, phân bố trải đều trên địa bàn toàn tỉnh.

Tính đến cuối năm 2020, gồm 83 cống lớn, nhỏ (24 cống dọc quốc lộ 1A và 59 cống, đập phân ranh mặn, ngọt); 33 kênh cấp I với tổng chiều dài 794 km; 481 kênh cấp II với tổng chiều dài 2.833 km; 753 kênh cấp III vượt cấp với tổng chiều dài 2.736 km; 3.141 kênh cấp III và nội đồng với tổng chiều dài 3.402 km. Tuyến đê Biển Đông Bạc Liêu có chiều dài 52,426 km, được xây dựng trong giai đoạn 1976 - 1978 và tu bổ nâng cấp nhiều lần. Tại vị trí giao nhau giữa kênh và đê xây dựng 24 cầu bê tông vĩnh cửu, tải trọng H13.

Công trình đê Biển Đông hiện nay đang bảo vệ 58.129 ha diện tích đất sản xuất và 114.893 người dân sống dọc theo tuyến đê. Đê sông, bờ bao: gồm 19 công trình đê sông chính dài 379 km, bờ bao các cấp dài 2.940 km. Nhiều tuyến quan trọng và xung yếu đã được đầu tư nâng cấp và bồi trúc. Đê sông cùng các tuyến đê bờ bao khác tạo thành các ô sản xuất chủ động với mục đích ngăn mặn, giữ ngọt cho lúa; giữ nước mặn, chống triều cường cho đất nuôi tôm.

Các địa phương vận hành hiệu quả công trình thủy lợi ngăn mặn trữ ngọt trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sản xuất. 

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hình thành đồng bộ mạng lưới kênh trục, kênh cấp I - II đối với tiểu vùng giữ ngọt ổn định và tiểu vùng chuyển đổi sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A. Riêng đối với tiểu vùng mặn (phía Nam Quốc lộ 1A) đảm bảo lợi dụng thủy triều để lấy nước từ Biển Đông, Biển Tây phục vụ nuôi trồng thủy sản cho cả khu vực. Các công trình thủy nông nội đồng mới đáp ứng khoảng 80 - 85 % đối với tiểu vùng giữ ngọt ổn định, khoảng 75 - 80% đối với tiểu vùng chuyển đổi sản xuất và khoảng 70 - 75 % đối với tiểu vùng mặn (Nam Quốc lộ 1A). Hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo mức tối thiểu chống được bão cấp 9 và thủy triều ứng với tần suất 5%. Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt, dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn cho toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp ổn định trên 100.000 ha.

Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi Bạc Liêu hiện có là hệ thống cấp và thoát nước kết hợp, do Biển Đông và Biển Tây đều là nguồn cấp nước và nhận nước thoát. Hiện nay, không thể tách riêng hệ thống kênh cấp và hệ thống kênh thoát để phục vụ các khu vực nuôi trồng thủy sản, nước thải sau nuôi không được tách riêng tiềm ẩn  nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên phạm vi rộng.

Hệ thống cống ngăn mặn từ cống Giá Rai đến cống Láng Trâm trước đây chỉ làm nhiệm vụ ngăn mặn, tiêu úng nhưng từ khi chuyển đổi từ sản xuất lúa sang nuôi trồng thủy sản đến nay các công trình này có thêm nhiệm vụ cấp nước mặn cho tiểu vùng chuyển đổi - kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản. Do đó các cống này cần phải đánh giá lại công năng, xem xét lại quy mô. Nhìn chung hệ thống cống dọc Quốc Lộ 1 hiện nay chưa đủ khả năng kiểm soát và điều tiết mặn hợp lý, các cống đã bị xuống cấp và hư hỏng cửa van, cửa van có cao trình thấp không ngăn được hiện tượng nước triều dâng do biến đổi khí hậu.

Hệ thống kênh khu vực ven biển Nam Quốc lộ 1 bị bồi lắng phù sa hàng năm, cứ 2 đến 3 năm kênh phải nạo vét một lần; ở khu vực Bắc Quốc lộ 1A cứ khoảng 4 đến 5 năm kênh phải nạo vét một lần. Nguồn lực đầu tư của tỉnh không đủ để khắc phục hoàn toàn tình trạng bồi lắng của hệ thống kênh. Hệ thống kênh cấp III vượt cấp và kênh cấp III hiện nay chưa hoàn thiện, chỉ đạt 85% so với quy hoạch, chưa đồng bộ với hệ thống kênh cấp I, cấp II, ảnh hưởng đến tối ưu hóa khả năng trữ nước, dẫn nước của cả hệ thống thủy lợi.  Tình trạng sạt lở bờ sông bờ biển gia tăng nhanh so với các năm trước đây, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để đầu tư kè chống sạt lở.

Trước những hạn chế trên nhằm khai thác tiềm năng, phát huy tối đa giá trị của công trình thủy lợi đáp ứng đa mục tiêu, tỉnh Bạc Liệu tập trung xây dựng hệ thống thủy lợi và cấp nước bền vững, hoàn chỉnh, đồng bộ, đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước mặt (ngọt, lợ, mặn) phục vụ phát triển kinh tế xã hội, hạn chế và tiến tới không sử dụng nước ngầm trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn và suy giảm dòng chảy kiệt ở phía thượng lưu. Góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. 

Tỉnh Bạc Liêu tiếp tục hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, phục vụ đa mục tiêu trên địa bàn. Ảnh: BNN. 

Đảm bảo việc cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông, công, lâm, ngư, diêm nghiệp; đồng thời góp phần phát triển hệ thống giao thông thủy, phát triển giao thông nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế nông thôn. Đảm bảo chống triều cường và xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới và ổn định cho trên 105 nghìn ha đất canh tác nông nghiệp, 140 nghìn ha nuôi trồng thủy sản với tần suất đảm bảo cấp nước 85%. Đến năm 2030, tỷ lệ dân cư toàn tỉnh được cung cấp nước sạch (theo QCVN 01-1:2018/BYT) đạt 90%, trong đó: dân cư thành thị đạt 95%, dân cư nông thôn đạt 85%. Kết hợp phát triển hạ tầng thủy lợi với hạ tầng giao thông, xây dựng, phòng chống bồi lắng, xói lởi bờ sông, kênh rạch; bảo vệ nguồn nước, giảm ô nhiễm môi trường. 

Phát triển các khu thủy lợi phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất,  khả năng tiếp cận các nguồn nước trong điều kiện hiện trạng, tác động của BĐKH, nước biển dâng và xu thế khai thác nước thượng lưu. Ưu tiên xây dựng nâng cấp các công trình trữ nước mùa mưa cho mùa khô, các công trình dẫn chuyển nước tới khu vực ven biển-Nam QL1 nhằm mục tiêu “kép”, vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, vừa giảm áp lực khai thác nước dưới đất, bảo vệ tài nguyên, môi trường, hạn chế tình trạng sụt lún đất do khai thác nưới dưới đất quá mức cho phép.

Ưu tiên “cứng hóa” mạng lưới kênh dẫn nước các cấp I, II và kênh nội đồng, mở rộng các trạm bơm điện phù hợp yêu cầu tưới tiêu và đặc điểm địa hình. Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có, mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và khả năng đầu tư của tỉnh. Các cơ sở sản xuất, các khu-cụm công nghiệp mở mới có nhu cầu sử dụng nước sạch sẽ được cung cấp theo từng cơ sở và dự án.

Mở rộng trong phạm vi cho phép, các nhà máy khai thác nước ngầm hiện có, vừa đảm bảo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, góp phần giảm dần tình trạng hộ gia đình tự phát khai thác nước ngầm tràn lan.Phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng ngập úng gia tăng do tác động của tình trạng nước biển dâng, sụt lún đất, mật độ xây dựng các công trình gia tăng; phân định rõ các khu vực có khả năng tiêu tự chảy, tiêu bằng động lực để có giải pháp chống ngập.

Thời gian tới sắp tới, nhằm phát huy vai trò của hệ thống thủy lợi trong đảm bảo nguồn nước, phòng chống thiên tai, tỉnh Bạc Liêu phân định hai tiểu vùng thủy lợi, gồm: tiểu vùng  phía Bắc quốc lộ 1 và  tiểu vùng  phía Nam quốc lộ 1. Các tiểu vùng thủy lợi và các ô thủy lợi: chi tiết ranh giới các khu thủy lợi cho phù hợp với điều kiện sản xuất mới, khả năng tiếp cận các nguồn nước trong điều kiện hiện trạng cũng như trong bối cảnh BĐKH, NBD và xu thế khai thác nước thượng lưu, hệ thống thủy lợi đã và đang được đầu tư mới, có thể phân định hệ thống thủy lợi Bạc Liêu như sau:

Tiểu vùng Bắc Quốc lộ 1 chia thành 12 hệ thống thủy lợi nhỏ và tiểu vùng phía nam Quốc lộ 1A chia thành 6 hệ thống thủy lợi nhỏ phù hợp với 3 tiểu vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn. Cách đặt tên hệ thống là lấy tên trục tưới tiêu chính.  Tiểu vùng mặn - Nam Quốc Lộ 1: Chia làm 6 ô thủy lợi, được đánh số từ I,II...VII. Do các ô đều nằm ven biển nên có tiềm năng lớn về cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, trong đó các tiểu khu I -V do có thuận lợi về hạ tầng giao thông và điện sẽ tập trung nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, tiểu khu VI (trên cơ sở nhập 2 tiểu vùng VI và VII trước đây) sẽ phù hợp cho nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm sinh thái.

Tiểu vùng lợ, thuộc tiểu vùng Bắc quốc lộ 1: Tính phức tạp của quy hoạch thủy lợi Bạc Liêu nằm ở tiểu vùng này, được chia  làm  6  ô  thủy lợi. Giai đoạn 2025 sẽ điều chỉnh mở rộng tiểu vùng I-L ra đến bờ Tây kênh Vĩnh Phong trước đây thuộc địa bàn thị xã Giá Rai. Tiểu vùng ngọt thuộc tiểu vùng Bắc quốc lộ 1: các ô I,II,III,IV,V là thuộc tiểu vùng ngọt hóa thời gian qua. Ô II  khu vục thuộc thị xã Giá Rai là ô sẽ định hướng chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng theo mùa từ bờ Tây kênh Vĩnh Phong do khu vực này khó khăn về nguồn nước ngọt trong mùa khô.

 

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline