Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 17:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Phát huy tối đa nguồn lực đất đai trong phát triển kinh tế-xã hội

Thứ sáu, 27/01/2023 08:01

TMO - Với mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua nhu cầu sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La ngày càng tăng. Để tránh lãng phí tài nguyên đất, các cơ quan chuyên môn tỉnh Phú Thọ đã chú trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai theo hướng chặt chẽ, đồng bộ.

Kế hoạch Khai thác quỹ đất để tạo nguồn thu từ đất năm 2023 tỉnh Sơn La được triển khai nhằm quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, phương án đưa quỹ đất vào khai thác sử dụng có hiệu quả, từ đó xác định được nguồn lực tài chính hàng năm thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư (giao đất, thuê đất) để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đồng thời, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất, tạo ra quỹ đất để khai thác và phát triển quỹ đất. Giải quyết nhu cầu về nhà ở, tạo mặt bằng sạch để thu hút đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, tái định cư thương mại, dịch vụ... góp phần đảm bảo quản lý sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, phát huy tối đa nguồn lực đất đai.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, địa phương sử dụng quỹ đất đưa vào khai thác tạo nguồn thu phải đúng mục đích, công khai, phù hợp với quy định của pháp luật. Rà soát toàn bộ các thửa đất sử dụng kém hiệu quả, không đưa đất vào sử dụng, sử dụng không đúng mục đích báo cáo UBND tỉnh để thu hồi theo quy định. Rà soát toàn bộ quỹ đất chưa sử dụng nằm xen kẽ trong khu dân cư, đô thị để lập kế hoạch khai thác, đấu giá theo quy định. Rà soát nhu cầu quỹ đất công trên địa bàn huyện, thành phố để lập kế hoạch giao quỹ đất cho các huyện, thành phố khai thác hiệu quả. Đảm bảo ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực thu hồi đất, không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình thu hồi đất.

Tỉnh Sơn La khai thác tối đa nguồn lực đất đai, phát triển quỹ đất thu hút đầu tư, tạo nguồn thu ngân sách địa phương 

Theo đó nguồn tạo quỹ đất bao gồm: Đất Nhà nước thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định tại Điều 62 của Luật Đất đai (thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng); Đất thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất theo quy định của các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai (thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người). Đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước. Đất do UBND xã, phường, thị trấn; tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý mà Nhà nước chưa giao hoặc cho thuê để sử dụng theo quy định của pháp luật. Đất do các tổ chức được giao để quản lý theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 8 của Luật Đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao, cho thuê đất để sử dụng theo quy định của pháp luật.

Về chỉ tiêu thực hiện: Tổng số khu đất dự kiến đưa vào Kế hoạch khai thác quỹ đất năm 2023: 193 khu đất (tổng số khu đất dự kiến ngân sách thu về cấp huyện là 139 khu; tổng số khu đất dự kiến ngân sách thu về tỉnh là 54 khu); Tổng diện tích đưa vào khai thác 1.362.114m2; số tiền dự kiến thu về ngân sách khoảng 2.073.940 triệu đồng. Tổng số khu ở dự kiến thu tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trong năm 2023: 32 dự án; tổng diện tích 535,36 ha; dự kiến số tiền thu được khoảng 1.372.798 triệu đồng.

Trên cơ sở các khu đất đã được rà soát, lập danh mục đưa vào khai thác, tiến hành rà soát sự phù hợp về nhu cầu sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cập nhật điều chỉnh bổ sung quy hoạch (quy hoạch bao gồm chi tiết xây dựng, các quy hoạch ngành có liên quan, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định) để tổ chức triển khai thực hiện. Quy trình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân, đấu giá đất, đấu thầu quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng khu đô thị, dân cư, nhà ở thương mại và sử dụng vốn khác được thực hiện theo quy định của UBND tỉnh.

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh giao UBND huyện, thành phố tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thuộc địa bàn quản lý; lập hồ sơ để xuất khu vực phát triển đô thị; đề xuất danh mục nhà ở trình Sở Xây dựng thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch nhà ở hằng năm làm cơ sở triển khai thực hiện. Lập danh mục dự án có sử dụng đất; danh mục dự án thu hồi đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; kế hoạch sử dụng đất hằng năm trình các cấp thẩm quyền phê duyệt; lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư... Phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất theo thẩm quyền.

Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện, phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, quyết định thu hồi đất với những trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất. Chủ trì phương án xác định giá đất để xác định giá khởi điểm để đấu giá, giá đất để giao đất, cho thuê đất đối với dự án lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất...

 

 

Thu Hồng 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline