Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Phát huy nguồn lực đất đai từ đấu giá quyền sử dụng đất hiệu quả

Thứ hai, 29/05/2023 13:05

TMO - Xác định rõ đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, tỉnh Hòa Bình tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong khai thác, sử dụng đất đai, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận đất đai để đầu tư kinh doanh thông qua việc đấu giá minh bạch, hiệu quả quyền sử dụng đất. 

Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, tư liệu sản xuất cơ bản, là không gian phát triển và là nguồn lực to lớn của đất nước. Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những phương thức quan trọng để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước từ Trung ương đến địa phương, tạo nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh tế; đồng thời, tạo nền tảng cho sự phát triển của thị trường bất động sản, bảo đảm sự minh bạch, công bằng xã hội, hài hòa lợi ích của Nhà nước và người sử dụng đất. Những năm gần đây, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách tại mỗi địa phương (bình quân từ 15% đến 17% tổng thu ngân sách hằng năm). 

Tại tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2020-2022 công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh được các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện đảm bảo theo quy định pháp luật. Giai đoạn 2020 - 2022, toàn tỉnh thực hiện đấu giá QSDĐ cho 124 khu đất với tổng diện tích 539.516,9 m2. Trong đó, đấu giá QSDĐ sử dụng vào mục đích đất ở 449.731,6 m2; đất thương mại, dịch vụ 20.665 m2; đất rừng sản xuất 69.120,3m2. Số tiền thu được từ đấu giá QSDĐ trên 1.411 tỷ đồng.

Số diện tích đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giao đất trên thực địa cho người trúng đấu giá 433.628,3 m2. Số diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, giao đất trên thực địa cho người trúng đấu giá 20.841,7m2. Nguyên nhân chủ yếu do: một số thửa người trúng đấu giá chưa nộp đủ tiền do chưa hết hạn nộp theo thông báo của cơ quan thuế; một số thửa chưa đấu giá thành công hoặc không có người mua hồ sơ tham gia đấu giá; một số thửa đất cơ quan nhà nước đang làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người trúng đấu giá.

Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trên địa bàn tỉnh.  

Trong năm 2023, tổng số dự án dự kiến cần định giá đất cụ thể trong năm 2023 được bố trí thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của các huyện, thành phố là 1.432 dự án, với tổng diện tích các loại đất 36.601,40 ha. Trong đó: Dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua đấu thầu dự án hoặc đấu giá QSDĐ đất cần định giá đất cụ thể 175 dự án; với tổng diện tích các loại đất 6.637,55 ha; Dự án thuê đất thông qua nhận chuyển nhượng QSDĐ theo pháp luật đất đai cần định giá đất cụ thể 365 dự án; với tổng diện tích các loại đất 16.769,78 ha; Dự án cần định giá đất cụ thể để đấu giá quyền sử dụng đất 341 dự án; với tổng diện tích các loại đất 1.532,70 ha; Dự án cần định giá đất để thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng 551 dự án; với tổng diện tích các loại đất 11.661,37 ha. Trong đó có 1.432 dự án dự kiến thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất thực hiện việc xác định giá đất cụ thể.

Ngoài danh mục các dự án trên, còn bao gồm các dự án chuyển từ thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê theo quy định, dự án được thuê đất do nhận chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Đất đai và các dự án thuê đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp diện tích tính thu tiền thuê đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 10 tỷ đồng trở lên.

UBND tỉnh cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác đấu giá QSDĐ, đấu giá tài sản công trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, cơ quan liên quan để đảm bảo tiến độ, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đấu giá QSDĐ, đấu giá tài sản công.

Bên cạnh đó, tiếp tục bổ sung biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho các sở chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng. Sở Tư pháp tiếp tục tham mưu, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, điều kiện hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin để sớm triển khai tổ chức đấu giá QSDĐ trực tuyến qua mạng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm; giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của  địa phương.

Tỉnh Hòa Bình chú trọng quản lý, giám sát thực hiện các chính sách về quy hoạch, sử dụng đất. 

Cùng với việc triển khai đấu giá quyền sử dụng đất, tỉnh Hòa Bình chú trọng quản lý, giám sát thực hiện các chính sách về quy hoạch, sử dụng đất. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh trên 459.029ha. Giai đoạn 2020 – 2023, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng bước đi vào nề nếp, tạo sự chủ động và giải quyết kịp thời nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn.

Từ năm 2019-2023, danh mục các dự án cần thu hồi đất để giao đất là 175 dự án, tổng diện tích thu hồi 507,34ha. Danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh để cho thuê đất là 136 dự án, tổng diện tích 878,61ha. Giai đoạn 2020-2023, trên địa bàn tỉnh có 292 dự án thực hiện thu hồi đất với tổng diện tích đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng là 1.958,02ha...

Thời gian tới, UBND tỉnh Hòa Bình tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng. Tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung vào nội dung báo cáo, đề nghị làm rõ thêm kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh; đánh giá, nhận định các nhóm nội dung mà các đại biểu thảo luận. Đối với những kiến nghị, đề xuất, đoàn giám sát sẽ tổng hợp hoàn thiện báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

 

 

Vũ Lan

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline