Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Phát huy hiệu quả hệ thống Trạm quan trắc môi trường tự động

Thứ sáu, 02/02/2024 08:02

TMO - Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung đầu tư, phát triển hệ thống quan trắc chất lượng môi trường từ Trung ương đến địa phương, qua đó nâng cao hiệu quả kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. 

Xác định hoạt động quan trắc, phân tích môi trường là một trong những công cụ không thể thiếu trong quản lý, bảo vệ môi trường, thời gian qua, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí của Trung ương và các địa phương tiếp tục được đầu tư, phát triển mạnh mẽ để cung cấp, phổ biến thông tin thường xuyên cho cộng đồng.

Hoạt động quan trắc môi trường thuộc Chương trình quan trắc môi trường quốc gia được triển khai đồng bộ tại 3 miền Bắc - Trung - Nam do 3 Trung tâm quan trắc môi trường vùng thực hiện với 8 đợt/năm. Tại khu vực miền Bắc thực hiện quan trắc trên 5 lưu vực sông (LVS) gồm: LVS Hồng, Đà, Thái Bình; LVS Cầu; LVS Nhuệ - Đáy; LVS Mã Chu và LVS Cả La; môi trường không khí thực hiện quan trắc tại các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và một số điểm nóng về môi trường tại Hà Tĩnh.

Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thực hiện quan trắc môi trường nước trên LVS sông Hương, LVS Vu Gia - Thu Bồn và môi trường không khí tại các địa phương thuộc vùng KTTĐ miền Trung. Tại khu vực miền Nam, thực hiện quan trắc môi trường nước trên hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn và sông Tiền, môi trường không khí tại các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Sông Cửu Long.

Bộ TN&MT đã nâng cấp, tăng cường trang thiết bị quan trắc môi trường, kiểm soát đo lường và hệ thống tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia; đặc biệt là đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí giai đoạn 1. Đến nay, Bộ đã hoàn thiện đầu tư bổ sung 18 Trạm quan trắc môi trường không khí trên địa bàn 16 tỉnh, thành phố. Cùng với 9 Trạm quan trắc môi trường không khí quốc gia và 86 Trạm cố định của các địa phương đã đầu tư, lắp đặt trước đây, thông tin về diễn biến chất lượng không khí sẽ được cung cấp kịp thời, toàn diện và là nguồn dữ liệu chính thống để tính toán, công bố chỉ số chất lượng không khí.

Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hệ thống tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia. Hệ thống được tích hợp các nền tảng: Dữ liệu quan trắc định kỳ của Trung ương và địa phương; dữ liệu viễn thám và GIS; nền tảng công khai thông tin môi trường; hệ thống cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường và hệ thống thu phí nước thải.

Hệ thống tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia ra đời phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường, hướng tới cảnh báo, dự báo môi trường, chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giúp Việt Nam chủ động trong quá trình phát triển kinh tế xanh, bền vững. Việc quản lý và giám sát các nguồn phát thải cũng như theo dõi diễn biến chất lượng môi trường không thể thiếu các công cụ kiểm soát ô nhiễm như quan trắc tự động, liên tục và việc kết nối, sử dụng hiệu quả các số liệu từ hoạt động này. Nhờ có phần mềm này, kết quả quan trắc đã được tập hợp kịp thời, giúp cơ quan quản lý nhà nước phân tích được diễn biến chất lượng môi trường nước các lưu vực sông thông qua chỉ số WQI; chất lượng môi trường không khí các vùng, các địa phương thông qua chỉ số AQI; hiện trạng xả thải của các doanh nghiệp, các khu, cụm công nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay phần mềm tích hợp dữ liệu trên chưa đồng bộ được dữ liệu từ trung ương đến địa phương; chưa quản lý được phiên bản nâng cấp; còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai nâng cấp từ xa tới địa phương; hệ thống camera chưa hiệu quả và tối ưu; điều khiển lấy mẫu tự động có cấu hình cài đặt còn phức tạp; chưa khai thác và xuất được dữ liệu lớn trong thời gian dài. Tiếp tục nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường khi nguy cơ ô nhiễm vẫn gia tăng hiện hữu, Bộ TN&MT cùng các địa phương, doanh nghiệp tăng cường công tác quan trắc môi trường thông qua việc xây dựng “Hệ thống tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia”. 

Ảnh minh họa. 

Hệ thống này được triển khai dựa trên nền tảng cốt lõi là nâng cấp phần mềm Envisoft. Hệ thống sẽ tiếp tục tích hợp dữ liệu mạng lưới quan trắc định kỳ của Trung ương và địa phương; tích hợp với dữ liệu chuyên ngành như viễn thám và GIS, khí tượng thuỷ văn và các dữ liệu bộ, ngành khác. Toàn bộ dữ liệu quan trắc môi trường sau khi được tiếp nhận từ các Bộ, ngành và địa phương cùng với dữ liệu từ chương trình quan trắc môi trường quốc gia được xử lý, kiểm duyệt và phân tích, tổng hợp trên nền tảng công nghệ các siêu máy tính, xử lý dữ liệu lớn với tốc độ cao, trí tuệ nhân tạo, công nghệ tích hợp. Từ đó, công bố thông tin môi trường và dự báo, cảnh báo môi trường.

Giai đoạn 2024-2025 sẽ cung cấp các bản tin dự báo chất lượng môi trường ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Công bố thông tin dự báo, cảnh báo trên các phương tiện truyền thông, thiết bị thông minh, trang thông tin điện tử, kết nối với các thành phố thông minh. Phát triển hệ thống dự báo, cảnh báo chất lượng môi trường nước các lưu vực sông. Ứng dụng sẽ dự báo chất lượng nước theo thời gian thực và theo các kịch bản thay đổi điều kiện khí tượng, kinh tế xã hội trên các lưu vực sông. Hệ thống cung cấp thông tin chất lượng nước trực quan trên các ứng dụng di động, trang công bố thông tin, các phương tiện truyền thông và tại các khu vực tập trung dân cư. Người dân dễ dàng tiếp cận thông tin ở bất kỳ đâu, nguy cơ ô nhiễm môi trường được cảnh báo.

Bên cạnh đó, xây dựng nền tảng, cơ chế công khai thông tin môi trường từ các doanh nghiệp. Quản lý và chia sẻ thông tin, báo cáo quan trắc từ các doanh nghiệp, hỗ trợ tác nghiệp cho nhà quản lý, Sở TN&MT. Với hệ thống này, doanh nghiệp sẽ có không gian để kết nối, chia sẻ dữ liệu và công khai thông tin một cách minh bạch. Ngoài ra, xây dựng hệ thống tự động hoá quá trình quản lý, xử lý hồ sơ, thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Phát triển hệ thống tương tác hai chiều tiếp nhận và phản hồi ý kiến tính phí nước thải giữa doanh nghiệp và đơn vị quản lý. Hệ thống này cũng sẽ tích hợp liên thông với phần mềm Envisoft, phân quyền và chia sẻ thông tin đến các nhà quản lý, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường và các Sở TN&MT.

Để tăng cường nguồn lực và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế khi xây dựng hệ thống, Bộ TN&MT thúc đẩy, mở rộng hợp tác quốc tế. Các dự án đã và đang được triển khai như Dự án hợp tác lắp đặt 100 Trạm quan trắc tự động sử dụng cảm biến tại khu vực phía Bắc; dự án hợp tác với Phần Lan ứng dụng các mô hình dự báo chất lượng môi trường không khí; dự án hợp tác với Hàn Quốc “Xây dựng quan hệ đối tác Liên Á về hệ thống thông tin ô nhiễm không khí sử dụng vệ tinh địa tĩnh”… Với trợ lực từ quốc tế và nỗ lực nội tại trong nước, đến nay, cả nước đã lắp đặt gần 2.000 Trạm quan trắc môi trường tự động; trong đó có hơn 1.600 trạm đang truyền số liệu về Bộ, khoảng 300 trạm đang trong giai đoạn lắp đặt, vận hành thử nghiệm. Dữ liệu từ các trạm quan trắc được truyền về liên tục với tần suất 60 phút/lần, thậm chí 5 phút/lần thông qua phần mềm Envisoft.

Hệ thống các trạm quan trắc tự động đã cung cấp chuỗi số liệu liên tục về diễn biến chất lượng môi trường theo thời gian, phản ánh chất lượng môi trường theo thời gian thực, đồng thời cung cấp thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng một cách kịp thời và dễ hiểu. Số liệu từ các trạm quan trắc đã cung cấp một phần bức tranh hiện trạng môi trường không khí và nước trên phạm vi toàn quốc, giúp cơ quan quản lý nhận diện các “vùng ô nhiễm” để điều chỉnh chính sách và đưa ra các giải pháp quản lý thiết thực.

 

 

Hà Thu 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline