Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 22/09/2024 10:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Chủ nhật, 22/09/2024

Phát huy hiệu quả dịch vụ môi trường rừng

Thứ bảy, 21/09/2024 12:09

TMO - Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng. Chính sách này còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. 

Trước đây, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp để người dân nhận thức rõ về lợi ích của rừng, tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng vẫn chưa đạt được hiệu quả. Tình trạng đó đã được khắc phục và có sự thay đổi rõ rệt khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai tại Điện Biên. Sự thay đổi lớn nhất là ý thức, trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của người dân được nâng cao. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần tăng nguồn lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, tạo động lực khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên cho biết: Năm 2016, tỷ lệ che phủ rừng của Điện Biên chỉ đạt 38,5% thì đến cuối năm 2023 tỷ lệ này đạt 43,54% Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Mường Chà... tỷ lệ che phủ rừng tăng lên đồng nghĩa với việc đời sống của bà con được nâng lên nhờ nguồn quỹ hỗ trợ từ dịch vụ môi trường rừng.

Qua hơn 12 năm (2012-2024) triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đã tác động tích cực, toàn diện đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, toàn tỉnh Điện Biên có hơn 96.000 gia đình hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR, trong đó có hộ còn được hưởng hơn 120 triệu đồng/năm.

Để chính sách chi trả DVMTR phát huy tối đa hiệu quả đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tỉnh Điện Biên, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người dân các xã, những đối tượng trực tiếp tham gia, thụ hưởng chính sách chi trả DVMTR để đảm bảo môi trường rừng được bảo vệ và phát triển bền vững. Theo đó, để đảm bảo chi trả tiền DVMTR đúng đối tượng theo quy định, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xác định diện tích rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR năm 2023 theo kết quả theo dõi diễn biến rừng.

Đầu năm 2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã tiến hành rà soát, thống nhất diện tích có cung ứng DVMTR với các bên liên quan và các chủ rừng, từ đó xác định được tổng diện tích rừng cung ứng DVMTR năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh là 408.259,04 ha (tăng thêm 3.805,48 ha so với năm 2022); trong đó, diện tích rừng đủ điều kiện chi trả tiền DVMTR năm 2023 xấp xỉ là 316.360 ha .

Tính đến tháng 8/2024, Quỹ đã thực hiện chi trả hơn 130 tỷ đồng, tiền DVMT năm 2023 cho các chủ rừng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Kết quả thanh toán tiền DVMTR năm 2023 cho chủ rừng đạt 103,8% so với kế hoạch, đạt 97,4% so với nguồn tiền phải giải ngân. Đồng thời, phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh chi trả qua tài khoản với số tiền 126,354 tỷ đồng cho 3.976 chủ rừng.

Nguồn thu từ DVMTR là nguồn lực quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Ảnh: BĐB. 

Công tác bảo vệ và phát triển rừng những năm qua được các cấp, các ngành, các địa phương và người dân trên địa bàn quan tâm và thực hiện hiệu quả nên số vụ vi phạm lâm luật như phát, phá, lấn chiếm đất rừng giảm đáng kể. Đặc biệt những năm gần đây, tình trạng đốt nương làm rẫy gây cháy rừng gần như không xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Qua đánh giá của các địa phương trong tỉnh cho thấy, có rất nhiều cộng đồng dân cư, thôn bản đã sử dụng hiệu quả tiền DVMTR cho phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt góp phần xây dựng nông thôn mới. Nhiều thôn bản đã có nhà văn hóa khang trang, đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn để bà con đi lại được thuận tiện và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. 

Tại huyện Mường Nhé, những năm trở lại đây nhờ tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, nhóm hộ và cộng đồng, công tác quản lý bảo vệ rừng ở huyện có nhiều chuyển biến. Nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng không chỉ giúp các tổ tuần tra, bảo vệ rừng hoạt động hiệu quả hơn mà người dân cũng đã nâng cao ý thức trong việc giữ rừng.

Ở xã Sín Thầu, 100% hộ dân bản địa đều được hưởng chính sách chi trả tiền DVMTR. Đặc biệt, bà con sử dụng tiền DVMTR để phát triển sinh kế thông qua việc phát triển kinh tế ngoài rừng, hạn chế khai thác gỗ và lâm sản phụ, góp phần bảo vệ, phát triển rừng. Được chi trả DVMTR, các hộ dân ở Sín Thầu mua sắm dụng cụ, phương tiện phục vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác. Hiện nay, ở xã Sín Thầu có trên 90% hộ dân có máy cày bừa, máy phay, máy tuốt lúa và trên 50% hộ dân có máy xay xát. Người dân Sín Thầu mua sắm phương tiện, thiết bị và máy sản xuất đều nhờ vào nguồn tiền DVMTR. 

Theo thống kê, hàng năm, trung bình mỗi hộ dân trên địa bàn xã Sín Thầu được hưởng từ 15 - 30 triệu đồng tiền DVMTR. Số tiền được hưởng không quá lớn nhưng góp phần giảm bớt nỗi lo chi phí cho các gia đình, nhất là với gia đình nghèo hoặc các hộ có nhiều con trong độ tuổi đi học, người ốm đau. Người dân xã Sín Thầu sống phụ thuộc vào nông nghiệp, tiền DVMTR là nguồn kinh phí đầu tư mua sắm phương tiện máy móc, dụng cụ lao động, vật tư nông nghiệp hay các loại cây, con giống phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tăng thu nhập.

Đến tháng 8/2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã cấp phát 102 sổ tay chi trả, 118 sổ tay tuần tra bảo vệ rừng cung ứng DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh, 95 bìa đựng hồ sơ, 49 bình giữ nhiệt, 129 thùng phân loại rác cho các trường THCS trên địa bàn huyện Mường Ảng, trường tiểu học xã Xuân Lao, UBND xã Xuân Lao và các đơn vị có liên quan, qua đó lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng; giữ rừng là bảo vệ môi trường, cuộc sống của nhân dân. 

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật; thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống thiên tai, phòng cháy, chữa cháy rừng. 

Theo đánh giá của UBND tỉnh Điện Biên: Chính sách chi trả DVMTR đã làm thay đổi nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, giúp bà con tăng thêm nguồn thu nhập từ DVMTR, qua đó tạo động lực để người dân gắn bó, bảo vệ rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ diện tích rừng tái sinh. Từ nguồn tiền DVMTR nhận được, các hộ gia đình có thêm khoản tiền để đầu tư sinh kế. Còn các cộng đồng dân cư, có nguồn kinh phí để xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, kênh mương thủy lợi, đường điện chiếu sáng…/.

 

 

Phương Thu 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline