Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 09:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Phát huy giá trị hệ sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy

Thứ tư, 20/09/2023 07:09

TMO - Nhằm tăng cường công tác bảo tồn hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học; nâng cao nhận thức, thúc đẩy các hành động bảo vệ của chính quyền, người dân, Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) hướng tới mục tiêu trở thành Vườn Di sản ASEAN.

Vườn quốc gia Xuân Thủy có tổng diện tích 14.500ha, trong đó hơn 7.100ha là vùng lõi và hơn 7.300ha là vùng đệm, nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Giao Thủy: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải. Năm 1989, VQG Xuân Thủy chính thức được quốc tế công nhận được công nhận là khu Ramsar thứ 50 của thế giới và là khu Ramsar đầu tiên của khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. 

Đây là vùng đất ngập nước cửa sông ven biển tiêu biểu với địa hình tự nhiên được kiến tạo theo quy luật bồi tụ và xói lở của vùng cửa sông châu thổ Bắc Bộ. Các bãi bồi lớn xen kẽ với các dòng sông được thành tạo trong quá trình phát triển tự nhiên vùng cửa Ba Lạt tạo nên những cảnh quan đặc sắc của khu vực. Các bãi triều lầy vùng cửa sông là nơi sinh trưởng của rừng ngập mặn, nó cũng là bãi đậu, kiếm ăn của các loài chim di trú, các giồng cát cao ở mép ngoài Cồn Lu là dải rừng phi lao chắn sóng, đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài chim bản địa.

Ban Quản lý VQG Xuân Thủy và Sở NN&PTNT xây dựng hồ sơ đề cử VQG Xuân Thủy trở thành Vườn Di sản ASEAN.

Do nằm trong vùng cửa Ba Lạt - cửa sông châu thổ rộng lớn nhất Bắc Bộ, VQG Xuân Thủy có nhiều kiểu hệ sinh thái với các đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên, nơi cư trú và quần xã sinh vật: Bãi triều lầy có rừng ngập mặn; bãi triều không có rừng ngập mặn; các cồn cát chắn ngoài cửa sông; đầm nuôi tôm; sông nhánh; lạch triều; dải cát mép ngoài Cồn Lu; vùng nước ven bờ Cồn Lu; vùng nước cửa sông Ba Lạt; hệ sinh thái nông nghiệp. Trong các kiểu hệ sinh thái này, bãi triều có rừng ngập mặn, bãi triều không có rừng ngập mặn, đầm nuôi tôm và cồn cát vùng cửa sông là những sinh cảnh thường có những biến động lớn bởi các quá trình phát triển tự nhiên và do hoạt động của con người.

Mỗi kiểu hệ sinh thái ở VQG Xuân Thủy như trên, bên cạnh các chức năng chứa đựng các thành phần đa dạng sinh học, còn có các dịch vụ hệ sinh thái ích lợi cho đời sống con người ở các góc độ bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển đường bờ, nuôi dưỡng các loài thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời là nơi cung cấp nguồn lợi sinh vật hàng ngày cho cộng đồng dân cư. Ngoài ra, với sinh cảnh rừng ngập mặn bãi triều có nhiều loài chim di trú nên VQG Xuân Thủy còn là nơi lý tưởng cho các hoạt động du lịch sinh thái: Quan sát chim di cư, quan sát đời sống sinh vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi triều... Sự phong phú, đa dạng về văn hóa và những tập quán lâu đời trong đời sống của cư dân các xã vùng đệm của VQG cũng là điều kiện thuận lợi làm tăng thêm giá trị tinh thần của các cảnh quan ở VQG Xuân Thuỷ.

Theo điều tra gần đây nhất về tính đa dạng sinh học trong gần 1.600ha rừng ngập mặn, rừng phòng hộ tại huyện Giao Thủy có 202 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 9 loài cây ngập mặn thực thụ là bần chua, 2 loài trang, sú, đước vòi, 2 loài ô rô, giá, cóc kèn. Hệ động vật cũng rất phong phú. Chỉ riêng khu vực bãi bồi cửa sông, ven biển thuộc VQG Xuân Thủy đã có 1.647 loài, trong đó có tới 9 loài chim, 3 loài cá, 4 loài bò sát, 1 loài giáp xác có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007; 19 loài cá, 1 bò sát, 14 loài chim có tên trong Danh lục đỏ của IUCN-2015. Nơi đây cũng là nơi lưu trú, kiếm ăn của 222 loài chim, hơn 160 loài cá và gần 500 loài động vật nổi và động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy.

Tỉnh Nam Định chú trọng công tác phục hồi, phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ hệ sinh thái tại khu vực VQG Xuân Thủy. 

Tỉnh Nam Định xác định bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy không chỉ là bảo tồn một mẫu cảnh quan đặc sắc của vùng cửa sông ven biển ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng mà còn góp phần phát triển hệ thống phòng hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ đời sống và dân sinh cho người dân vùng ven biển. Xác định được vai trò, vị thế và tầm quan trọng của vùng đất ngập nước Xuân Thủy, trong những năm qua, VQG Xuân Thủy đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học tại khu vực, đồng thời góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. 

Ngoài ra, VQG phối hợp cùng địa phương tổ chức, hướng dẫn cho người dân khai thác thủy sản bền vững dưới tán rừng, như thành lập các tổ cộng đồng tự quản vừa khai thác vừa bảo vệ rừng điển hình như xã Giao An, Giao Lạc. Các chương trình dự án trồng rừng, phục hồi rừng và tái thả nguồn lợi thủy sản kết hợp với việc thực hiện cơ chế khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, từ đó tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương và duy trì hiện trạng đa dạng sinh học tại khu Ramsar Xuân Thủy.

Chương trình Vườn Di sản ASEAN (ASEAN Heritage Park-AHP) là một trong những sáng kiến của Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN, thực hiện dựa trên Tuyên bố về các Vườn di sản của Bộ trưởng các nước ASEAN từ năm 2003; là danh hiệu về bảo tồn của khu vực, được triển khai thực hiện từ năm 2003 với mục đích bảo tồn toàn diện các hệ sinh thái quan trọng, mang tính độc đáo đặc biệt của khu vực ASEAN. Các Vườn Di sản ASEAN (AHP) góp phần quan trọng trong bảo tồn nguồn gen, đảm bảo sử dụng bền vững các hệ sinh thái; duy trì các khu vực tự nhiên có giá trị văn hóa, giáo dục, nâng cao nhận thức đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của người dân các nước ASEAN.

Để VQG Xuân Thủy được công nhận là Vườn Di sản ASEAN, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo Ban Quản lý Vườn có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hồ sơ bảo đảm đúng quy trình thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tỉnh cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hướng dẫn Vườn quốc gia Xuân Thủy triển khai việc xây dựng hồ sơ đề cử theo đúng quy định.

Tính đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng Vườn Di sản ASEAN nhiều nhất Đông Nam Á với 10 khu vực, gồm: Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai, Lai Châu), Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh), Khu bảo tồn Ngọc Linh (Kon Tum), Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum), Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai), Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (Lâm Đồng) và Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh).

Các Vườn Di sản ASEAN bao gồm các khu bảo tồn/vườn quốc gia trên cạn và biển, sẽ được lựa chọn bởi các tiêu chí sau: Tính toàn vẹn (đầy đủ) về sinh thái: Phải thể hiện bởi quá trình sinh thái tự nhiên và có khả năng tự tái sinh/phục hồi dưới các tác động tối thiểu của con người; Tính đại diện: Phải bao gồm tính đa dạng về các hệ sinh thái hoặc tính đại diện của loài hay là điển hình của khu vực ASEAN. Tính tự nhiên: Phải là hoặc phần lớn là trong điều kiện tự nhiên. Có thể là rừng thứ sinh hoặc việc hình thành các rạn san hô được phục hồi bởi quá trình tự nhiên và quá trình này vẫn tiếp tục.

Tầm quan trọng cho bảo tồn: Khu bảo tồn thiên nhiên lựa chọn là AHP thì phải được công nhận có ý nghĩa khu vực về tầm quan trọng của việc bảo tồn hoặc giá trị các loài, hệ sinh thái hoặc nguồn gen. Nó tạo ra hoặc thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của tự nhiên, đa dạng sinh học và quá trình sinh thái. Nó phản ánh tính tự nhiên và bị biến mất nếu điều kiện tự nhiên biến mất.

Tính hợp pháp/pháp lý: AHP của mỗi quốc gia phải được nhận dạng, xác định và chỉ định bởi Luật hoặc bất kỳ một công cụ pháp lý nào được chấp nhận bởi chính quốc gia đó. Biên giới của các khu này phải được xác định và việc sử dụng nó trước hết nên như là một khu bảo tồn. Kế hoạch Quản lý khu bảo tồn (đã được chính quyền địa phương phê duyệt) AHP phải có kế hoạch quản lý đã được phê duyệt bởi chính quyền.

Tính xuyên biên giới: Các khu vực này có thể đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng, vật chất và hỗ trợ cho các loài (đặc biệt là các loài di cư) của khu vực. Cả quá trình sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên đều góp phần cho việc duy trì các loài hoặc hệ sinh thái và thường vượt xa các biên giới tự nhiên; Tính độc đáo: AHP có thể có những đặc tính đặc biệt mà không thể nhìn thấy ở nơi khác. Khu bảo tồn có ý nghĩa dân tộc học: Khu này có thể nổi bật bởi mối liên hệ hài hòa giữa văn hóa và tính sinh thái của khu vực. Có tầm quan trọng về giá trị đa dạng sinh học và tính nguy cấp: Các khu vực này có thể là nơi ở của các loài động, thực vật có tàm quan trọng và nguy cấp. 

 

 

Minh Phương

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline