Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 13:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Phát huy giá trị hệ sinh thái tại Vườn Di sản ASEAN

Thứ bảy, 29/04/2023 07:04

TMO - Vườn quốc gia Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là một vườn quốc gia vùng biển của Việt Nam, được công nhận là Khu Ramsar vào năm 2014. Với đa dạng sinh học biển độc đáo cũng như  giá trị lịch sử-văn hóa, Vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận là Vườn Di sản ASEAN.

Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập ngày 31/3/1993 với sứ mệnh bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước và biển, tính đa dạng loài; sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, phát huy giá trị rừng và các dịch vụ hệ sinh thái khác góp phần phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh của huyện Côn Đảo.

VQG Côn Đảo có tổng  diện tích gần 20.000 ha, trong đó hợp phần bảo tồn rừng gần 6.000 ha, hợp phần bảo tồn biển 14.000 ha và vùng đệm biển 20.500 ha, điều này tạo ra đa dạng các hệ sinh thái: Rạn san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển... Năm 2013, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Vườn Quốc gia Côn Đảo là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 2.203 của thế giới và Khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam. Với việc được công nhận là Khu Ramsar của thế giới, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch của Côn Đảo nói riêng cũng như của toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung và các tỉnh lân cận.

Vườn Quốc gia Côn Đảo được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. 

Đối với hợp phần rừng, Vườn quốc gia Côn Đảo có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới với 4 hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng trên vùng đồi núi thấp, hệ sinh thái rừng trên đồi cát và bãi cát hạn ven biển, hệ sinh thái rừng ngập nước phèn và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hiện, đã ghi nhận có 1.077 loài thực vật thuộc 640 chi của 160 họ thực vật bậc có có mạch và 155 loài động vật thuộc 64 họ, 26 bộ là loại thú, loài chim, bò sát…

Còn đối với hợp phần biển, Vườn quốc gia Côn Đảo nổi bật với các hệ sinh thái là rạn san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển. Trong đó, hệ sinh thái thảm cỏ biển với diện tích khoảng 1.000 ha và hệ sinh thái rạn san hô với diện tích 1.800 ha. Đến nay, ghi nhận 1.725 loài sinh vật biển với 46 loài thực vật ngập mặn, 133 loài rong biển, 205 loài cá rạn san hô, 9 loài bò sát biển, 37 loài chim biển và 7 loài thú biển...

Vườn quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển. Số lượng rùa biển về đẻ trứng tại Côn Đảo chiếm khoảng 90% số lượng rùa biển của Việt Nam.  Theo thống kê mỗi năm có khoảng 450 cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ và hơn 150.000 rùa con được thả về biển. Chương trình bảo tồn rùa biển được triển khai liên tục trong 30 năm qua đã góp phần phục hồi loài Rùa xanh quý hiếm. Gần 2,5 triệu cá thể rùa con được thả về môi trường tự nhiên. 

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn rùa biển tại khu vực VQG. Ảnh: Hoàng Phước  

Vườn Quốc gia Côn Đảo hiện được đánh giá là Vườn quốc gia đạt 9/10 tiêu chí của ASEAN trong bộ tiêu chí lựa chọn Vườn Di sản ASEAN. Vườn quốc gia này được các quốc gia thành viên công nhận không chỉ vì sự đa dạng sinh học biển độc đáo mà còn cả những giá trị lịch sử - văn hóa của Việt Nam.

Để góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học, thời gian qua, Sở TN&MT Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp cới các Sở, ngành chức năng và các địa phương quản lý tốt diện tích đất rừng, diện tích đất ngập nước, đặc biệt là vùng đất ngập nước ven sông, ven biển; kiểm soát việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên…Bên cạnh đó, cũng phối hợp với các cơ quan nghiên cứu đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nghiên cứu mực nước dâng và xây dựng khu vực phải thiết lập hành lang phải bảo vệ bờ biển để bảo vệ hệ sinh thái ven bờ…

Trước đó, tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường lần thứ 33 và chuỗi các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 3-7/10, tại Campuchia, các quan chức về môi trường của ASEAN đã thống nhất đề cử hai vườn quốc gia của Việt Nam trở thành Vườn Di sản thứ 54 và 55 của ASEAN lên cấp Bộ trưởng môi trường ASEAN phê duyệt. Như vậy, kể từ khi Chương trình Vườn Di sản ASEAN được các nước ASEAN bắt đầu thực hiện đến nay, Việt Nam đã có 10 khu bảo tồn quốc gia được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. 

Vườn Di sản ASEAN là danh hiệu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), được triển khai từ năm 2003 với mục đích bảo tồn toàn diện các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, mang tính độc đáo của khu vực ASEAN. Hiện nay, Việt Nam có 10 Khu bảo tồn quốc gia được công nhận là Vườn Di sản ASEAN bao gồm: VQG Hoàng Liên (Lào Cai);  VQG Ba Bể (Bắc Kạn); VQG Chư Mom Ray (Kon Tum); VQG Bái Tử Long (Quảng Ninh); VQG Vũ Quang (Hà Tĩnh); Khu bảo tồn Ngọc Linh (Kon Tum); VGQ Kon Ka Kinh (Gia Lai); VQG Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng); VQG U Minh Thượng (Kiên Giang); VQG Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh).

Đây là các khu bảo tồn được lựa chọn trong khu vực ASEAN, được biết đến với sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái độc đáo, sự hoang dã và các giá trị nổi bật, có tầm quan trọng đặc biệt. Các Vườn Di sản được đánh giá cao nhất vì tầm quan trọng của chúng như các khu bảo tồn để duy trì quá trình sinh thái và hệ thống hỗ trợ sự sống bảo tồn sự đa dạng di truyền đảm bảo các loài sử dụng bền vững và các hệ sinh thái duy trì những vùng hoang dã có giá trị về danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, nghiên cứu và văn hóa, giáo dục...

 

 

Thu Trang

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline