Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 11:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Phát huy giá trị chè cổ thụ vùng cao

Thứ bảy, 26/03/2022 08:03

TMO - Trong định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, một số địa phương vùng Tây, Đông Bắc đã hình thành vùng sản xuất chè tập trung. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng vùng nguyên liệu chè, tăng cường công nghệ chế biến và xuất khẩu, những năm gần đây, nhiều địa phương cũng đã chú ý đến tiềm năng đã từng bị “lãng quên”, đó là chè cổ thụ.

Chè cổ thụ xuất hiện nhiều ở các địa phương như Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng…, thời gian trước đây, diện tích những vùng chè cổ thụ này dần bị thu hẹp, có nhiều lý do, chè không được giá, nhiều gia đình chặt bỏ chuyển đổi trồng cây khác, thậm chí, có gia đình còn chặt cây chè cổ thụ để xẻ ván làm nhà, chặt chè làm củi đun…Cũng có khoảng thời gian, nhiều người có thú săn lùng cây chè cổ thụ về làm cảnh tại các trang trại, nhà vườn, khiến cho diện tích chè cổ thụ bị vơi giảm dần.

Giá trị của vùng chè cổ thụ vùng cao được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chè đánh giá có chất lượng tốt, tuy nhiên, chưa biết tận dụng, khai thác tiềm năng. Lý do là công tác bảo tồn còn chưa được chú trọng, công nghệ chế biến còn lạc hậu. Trước kia, bà con vùng trồng chè cổ thụ có xu hướng xuất ngoại làm ăn xa, giá thị trường thu mua chè búp tươi bấp bênh, giá cũng chỉ bằng giá chè thường..., vì vậy, người dân không mấy mặn mà với cây chè.

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ tại thôn Giàng Pằng, thôn Lãng Mảnh, xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn (Yên Bái) được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là “Cây Di sản Việt Nam vào tháng 9/2019. Nơi đây đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn với du khách trong và ngoài tỉnh. 

Theo định hướng phát triển nông nghiệp, trong đó, có chương trình phát triển cây chè, một số địa phương đã bắt đầu chú ý đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của những vùng chè cổ thụ này.

Huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) là một trong những vùng trọng điểm chè cổ thụ. Chè cổ thụ ở Bát Xát chủ yếu mọc ở độ cao từ 2.200-2.500m trên dãy núi Lảo Thẩn và có 2 loại chè cổ thụ chính là chè búp đỏ, chè Shan tuyết. Năm 2021, huyện Bát Xát đã tổ chức khảo sát vùng chè cổ thụ trên địa bàn 2 xã Dền Sáng và Dền Thàng. Theo ghi nhận, tại địa bàn huyện Bát Xát, có rất nhiều cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi nằm rải rác tại các xã vùng cao như: A Mú Sung, Dền Sáng, Dền Thàng...

UBND huyện Bát Xát khẳng định: “Huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương có diện tích chè cổ thụ tiến hành khảo sát, xác định rõ diện tích, số lượng, tuổi thọ của từng cây chè cổ thụ, xây dựng dự án, kế hoạch bảo tồn, bổ sung trồng mới, kêu gọi đầu tư chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm chè cổ thụ Bát Xát”.

Qua khảo sát, đã xác định cây chè cổ thụ phát triển giữa những khu rừng nguyên sinh, phân bố rải rác trên diện tích khoảng 100ha. Trong đó, tại thôn Ngải Trồ, xã Dền Sáng có diện tích tập trung khoảng 10ha, đang được các hộ trong thôn quản lý, thu hái búp tươi bán cho thương lái. Hiện tại, cùng với đẩy mạnh chế biến chè Bát tiên ở Mường Hum, huyện Bát Xát cũng đã và đang bàn giải pháp để phát triển vùng chè cổ, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nhằm bảo tồn giá trị sản phẩm chè gắn với phát triển du lịch.

Tương tự, tại huyện Bắc Hà (Lào Cai), hiện có khoảng 40-50ha chè cổ thụ phân tán rải rác ở nhiều xã, nhưng tập trung nhất ở 3 xã Hoàng Thu Phố, Bản Liền, Tả Củ Tỷ, tuổi chè từ 100-200 năm. Tính theo đời người, những cây chè cổ thụ đã được đồng bào vùng cao lưu giữ qua nhiều thế hệ. Thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Lào Cai, nhiều xã của huyện Bắc Hà đã xác định chè Shan tuyết là cây trồng có thế mạnh phát triển kinh tế, trong đó sẽ tập trung phát huy lợi thế để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ cây chè cổ thụ ở Hoàng Thu Phố. Hiện tại, vùng chè cổ thụ Hoàng Thu Phố có khoảng trên 10ha với những cây chè Shan tuyết cổ thụ trên 200 năm.

Quần thể chè mọc tự nhiên, nhiều cây chè cổ thụ từ 1 đến 2 người ôm, đường kính gốc từ 0,8 từ 1,2m có diện tích phân bố trên phạm vi rộng hơn 70 ha, ở độ cao trên 1.600m so với mực nước biển, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn quanh năm mát ấm và sương mù, mây phủ.

Diện tích chè cổ thụ và chè trồng lâu năm đang được các địa phương quy hoạch, tạo thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực. Không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, việc bảo tồn và phát huy giá trị các vùng chè cổ thụ còn tạo ra các sản phẩm nông sản đặc hữu của địa phương mang lợi thế cạnh tranh cũng như phục vụ phát triển du lịch (sản phẩm thức uống làm quà tặng, trải nghiệm làm chè, khám phá rừng chè cổ).

Tuy nhiên, để làm được điều này, rất cần ngành nông nghiệp có những nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng chiến lược bài bản mang tính lâu dài, đề xuất cơ chế, chính sách riêng để phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc thù này.

 

Bùi Hoàng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline