Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 21:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ ba, 26/11/2024

[Ô nhiễm không khí] Khí thải từ phương tiện giao thông chỉ là 1 trong nhiều nguyên nhân

Thứ bảy, 16/12/2023 13:12

TMO – Ô nhiễm không khí (đặc biệt tại các khu đô thị lớn) đang là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý bởi phần lớn các thành phố, khu đô thị đang trong quá trình hình thành, phát triển.

Trong nhiều năm qua, ô nhiễm không khí tại Việt Nam luôn tăng và có thể nhận thấy xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Số người tử vong do ô nhiễm không khí có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí cao hơn so với hiện nay vào năm 2035. Điều đáng nói là người dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết “gánh nặng” ô nhiễm không khí. Nhưng cho đến nay, hầu hết còn chưa nắm rõ được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí cũng như những hiểm họa sức khỏe về lâu dài.

Theo các chuyên gia, tình trạng ô nhiễm bụi đang xảy ra ở nhiều đô thị nước ta. Chất lượng không khí ô nhiễm rất nghiêm trọng. Tại các đô thị lớn ở miền Bắc, như Hà Nội, số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức kém và xấu chiếm khoảng 30,5% tổng số ngày quan trắc, trong đó có một số ngày có AQI suy giảm tới mức rất xấu (AQI = 201- 300). Cho đến nay ô nhiễm không khí làng nghề vẫn chưa được kiểm soát, công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa có đầu tư thích đáng cho xử lý nguồn thải, nhiên liệu thường dùng là than chất lượng thấp.

Bụi từ các công trình xây dựng cũng được xem là một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng ô nhiễm không khí. Ảnh: Trần Hồng.

Vì vậy ô nhiễm không khí làng nghề trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Ở một số làng nghề bị ô nhiễm nặng về bụi, khí độc, hơi kim loại, ô nhiễm mùi và tiếng ồn. Ô nhiễm bụi chịu tác động rõ rệt bởi các yếu tố khí hậu tạo nên quy luật diễn biến chất lượng không khí theo các mùa trong năm và theo giờ trong ngày. Nếu không sớm cải thiện tình trạng này sẽ để lại hệ lụy lâu dài.

Các chuyên gia cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí, điều dễ dàng cảm nhận nhất là do tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Tỉ lệ đốt rơm rạ ở các địa phương vẫn còn khá phổ biến. Đơn cử tại Hà Nội, theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trung bình tỉ lệ đốt rơm rạ tại các huyện chiếm khoảng 20% tổng lượng rơm rạ phát sinh sau mùa vụ (hơn 710.000 tấn rơm rạ tươi). Cơ quan này nhận định, với 20% lượng rơm rạ bị đốt trên địa bàn sẽ phát sinh khoảng 179 tấn bụi PM10, 163 tấn bụi mịn PM2.5 và 23.000 tấn CO2. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Đáng lo ngại nhất là bụi mịn PM2.5 - tác nhân gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp và tim mạch.

Bên cạnh đó, các yếu tố từ nguồn giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, làng nghề và các hoạt động dân sinh không phát tán được mà đọng lại ở khu vực gần mặt đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng… cũng chính là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm bụi mịn trong thành phố cao hơn vùng ngoại ô phần lớn là do lượng phương tiện đi lại lớn hơn rất nhiều. Thành phố càng phát triển, công trình xây dựng, các khu công nghiệp, nhà máy càng mọc lên không ngừng. Các loại vật liệu như xi măng, đất, cát, phế liệu, khí thải… đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người dân vẫn chưa tốt, đều góp phần không nhỏ làm tăng tỷ lệ bụi mịn, gây ô nhiễm.

Theo lý giải từ nhiều chuyên gia, Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, do đó, việc phát triển công nghiệp cũng đang tạo sức ép đối với môi trường. Báo cáo kinh tế năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020 sản xuất công nghiệp chiếm hơn 30% GDP quốc gia, liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 8,2% năm. Tính đến cuối năm 2020 trên phạm vi toàn quốc có 369 khu công nghiệp, tổng diện tích chiếm khoảng 114.000 ha, trong đó có 284 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tăng 72 khu công nghiệp so với năm 2015; Có 698 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích chiếm khoảng 22.000 ha.

Cùng với công nghiệp hóa và đô thị hóa, ngành giao thông vận tải cũng phát triển rất nhanh chóng, gây ra nguồn thải ô nhiễm không khí rất lớn, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí đô thị. Ngoài ra, hiện nay ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở rất nhiều phường xã vùng đồng bằng thường đốt chất thải sinh hoạt theo kiểu tự nhiên hoặc bằng các lò đốt công suất nhỏ, nhiệt độ đốt không đủ cao để đốt cháy vô cơ hóa các hóa chất độc hại, tác hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Trước thực trạng không khí bị ô nhiễm và các chỉ số chất lượng không khí đang ở mức báo động như hiện nay, các chuyên gia cho rằng cần kiểm soát phát thải khí thải từ ô tô, xe máy, tăng cường các phương tiện giao thông xanh như xe chạy bằng nhiên liệu sạch, ô tô điện, xe máy điện hiện đã xuất hiện trên thị trường. Đây cũng là một giải pháp lâu dài cho việc giảm thiểu ô nhiễm không khí. Hoặc, khuyến khích sử dụng nhiều hơn phương tiện công cộng hơn như xe bus, xe điện trên cao, metro. Kiểm soát tốt việc đốt rác trong tự nhiên, che chắn kín những công trình xây dựng và kiểm soát thật chặt quá trình sản xuất công nghiệp. Cần hoàn thiện hệ thống chính sách và các quy định pháp luật để quản lý chất lượng môi trường không khí; nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy quản lý môi trường không khí ở Trung ương và các địa phương; tăng cường kiểm soát, kiểm tra nguồn thải từ các phương tiện giao thông cơ giới.

Tập trung kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt các nguồn thải ô nhiễm bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng mới và sửa chữa các công trình nhà cửa, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; phổ biến áp dụng các công nghệ xây dựng ít ô nhiễm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải bụi phát sinh từ vận chuyển nguyên vật liệu rời, đặc biệt là vận chuyển về ban đêm. Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh 100% rác thải của đô thị; Giáo dục nhân dân giữ gìn vệ sinh đường phố, không xả rác ra đường, cống, rãnh. Kiểm soát nguồn thải công nghiệp chặt chẽ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi phát sinh từ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp ở bên trong và xung quanh các khu vực đô thị.

Vận động nhân dân và áp dụng các chính sách ưu đãi để đạt được mục tiêu đến năm 2030 không còn bếp đun than ở các đô thị; đối với người dân ngoại thành áp dụng các công nghệ xử lý rơm rạ hợp lý, chấm dứt việc đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch nông nghiệp. Đặc biệt, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi trường. Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, mọi người dân, mọi cơ sở sản xuất, mọi tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường không khí nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline