Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

[Nổi bật tuần qua] Tiết tục điều tra vụ thuỷ điện ở Kon Tum tích nước làm chết nhiều ha rừng

Chủ nhật, 02/10/2022 19:10

TMO – Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chống bão Noru (số 4); Hồ Thuỷ điện tích nước làm chết nhiều ha rừng; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch cảng cá…là những vấn đề nổi bật trong tuần qua (từ 26/9 đến 2/10).

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường điểm lại 7 vấn đề nổi bật, được nhiều bạn đọc quan tâm diễn ra trong tuần qua liên quan đến lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

1. Hàng trăm cây thông bị cưa hạ. Trên 160 cây thông ba trên 20 năm tuổi có đường kính gốc 10-45 cm tại lô b, khoảnh 3, tiểu khu 274A (trên địa bàn huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) bị kẻ xấu cưa hạ. Những cây thông bị cưa hạ nằm trong diện tích rừng khoảng 1.700 m2. Lâm phần này do Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý. Vụ việc đang được công an huyện Lâm Hà cùng Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng điều tra xử lý.

2. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chống bão. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, tính đến cuối ngày 28/9, hoàn lưu bão số 4 đã làm 57 người bị thương (Quảng Trị 8; Thừa Thiên - Huế 8; Quảng Nam 41); 94 nhà sập (Quảng Trị 2; Thừa Thiên - Huế 6; Quảng Nam 65; Quảng Ngãi 21); 3.246 nhà bị hư hại, tốc mái (Quảng Trị 137; Thừa Thiên - Huế 419; Đà Nẵng 228; Quảng Nam 1.150; Quảng Ngãi 1.278; Gia Lai 7; Kon Tum 27). Mưa bão cũng đã khiến 77 điểm trường bị ảnh hưởng; hơn 1.038 ha hoa màu, 6 ha thủy sản bị ngập; 5.262 cây xanh gãy đổ; 8 tàu nhỏ (Đà Nẵng 4; Quảng Nam 4) bị hư hại, chìm tại khu neo đậu; 1.666 con gia súc, 1.475 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 4 cầu treo, cầu tạm bị cuốn trôi; 65 vị trí bị ngập, sạt lở tại các tuyến quốc lộ và 10.510 trạm biến áp mất điện tạm thời. Nhận định đây là một cơn bão rất mạnh, Chính phủ đã yêu cầu toàn hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc để chống bão. Nhờ triển khai tốt công tác phòng chống nên đã giảm nhiều thiệt hại do bão gây ra.

3. Nghệ An thiệt hại lớn do mưa lũ. Đến thời điểm hiện tại (2/7), tỉnh Nghệ An đã ghi nhận gần 10 người chết do mua lũ. Hơn 17.500 nhà bị ngập lụt tại 13/21 huyện, thị, chỉ sau ba ngày mưa lũ. Lượng mưa tại địa bàn tuy đã giảm, song số hộ ngập lụt lại nhiều hơn. Ngày 29/9, có hơn 8.000 nhà ngập thì nay con số tăng lên 17.400, tại 13/21 huyện, thị. Trong đó, Quỳnh Lưu ghi nhận số nhà ngập nhiều nhất, hơn 6.500 hộ. Một số nơi lũ rút chậm do nước từ thượng nguồn đổ về, thủy triều dâng cao.

4. Hà Nội thu hồi 741 ha đất để xây dựng đường Vành đai 4. Tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô có tổng chiều dài 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long) đi qua 3 tỉnh thành, trong đó đoạn qua Hà Nội dài 58,2km. Qua tính toán, diện tích đất cần giải phóng mặt bằng để đầu tư, xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khoảng 1.340ha, trong đó Hà Nội sẽ thu hồi khoảng 741 ha tại địa bàn 7 quận, huyện. Cụ thể, Hà Nội cần thu hồi khoảng 741ha tại địa bàn 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín). Tỉnh Bắc Ninh cần thu hồi khoảng 326 ha tại địa bàn của 4 huyện, thành phố (Thuận Thành, Quế Võ, TP Bắc Ninh, Gia Bình). Riêng tỉnh Hưng Yên cần thu hồi khoảng 274 ha tại địa bàn của 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu; Yên Mỹ, Văn Lâm).

5. Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch cảng cá. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1150/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Quy hoạch cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Cơ quan thường trực của Hội đồng là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Đo đạc sai, Thủy điện làm nhiều ha rừng bị chết. Hàng chục ha rừng quanh hồ thuỷ điện tại Kon Tum bị chết khô. Theo điều tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, năm 2020 thủy điện Thượng Kon Tum do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh làm chủ đầu tư đã tích nước lòng hồ, gây ngập úng, làm chết cây rừng, thảm thực vật thuộc hệ sinh thái rừng với diện tích trên 28 ha, trong đó đất lâm nghiệp không có rừng hơn 3,3 ha. Diện tích rừng bị chết thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy quản lý. Cơ quan chức năng xác định trách nhiệm để cây rừng chết thuộc về bên được tư vấn, đo đạc lập bản đồ, thẩm định và giám sát cắm mốc vùng ngập nước. Công ty cổ phần đo đạc và bản đồ viễn thám trong quá trình khảo sát, đo đạc, xử lý số liệu giữa bản đồ số, kiểm chứng thực tế ngoài hiện trường không chính xác khiến quá trình tích nước tràn khỏi ranh giới được phép thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Công an tỉnh Kon Tum để tiếp tục điều tra, xử lý.

7. Hai quần thể cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa trao Quyết định công nhận quần thể 20 cây cổ thụ tại tỉnh Đắk Nông là Cây Di sản Việt Nam. Theo đó, ngày 29/9, tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Ban quản lý Rừng phòng hộ Thác Mơ phối hợp Trung đoàn 726 tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho quần thể 6 cây thông nàng, 11 cây thông ba lá, 2 cây muồng ngủ và 1 cây giáng hương. Toàn bộ quần thể Cây Di sản nằm trong phạm vi quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thác Mơ và Trung đoàn 726, thuộc xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức. Số Cây Di sản được công nhận lần này đều có độ tuổi hàng trăm năm, trong đó cây giáng hương nằm trên lâm phần Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thác Mơ có tuổi cây lớn nhất gần 440 năm. Cùng ngày (29/9), Quần thể trên 1.300 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại Hà Giang cũng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Đây là những cây chè Shan Tuyết cổ thụ nằm trên địa bàn 5 huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Vị Xuyên và Xín Mần.

 

 

 

Tú Quyên – Văn Thức

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline