Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/07/2025 22:07

Tin nóng

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Thứ ba, 15/07/2025

Nỗ lực ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam

Chủ nhật, 27/03/2022 19:03

TMO - Việt Nam được công nhận là một trong 25 quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy nhiên, đa dạng sinh học ở nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức dẫn đến sự suy giảm nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.

Theo Báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước Ða dạng sinh học, Việt Nam có khoảng 51.400 loài sinh vật, bao gồm 7.500 chủng vi sinh vật; 20 nghìn loài thực vật trên cạn và dưới nước; khoảng 10.900 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt và hơn 11 nghìn loài sinh vật biển khác.

Trong đó, nhiều loài có giá trị lớn cho việc bảo tồn, đóng góp cho khoa học và khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam như: Sao la, cheo cheo lưng bạc, mang Trường Sơn, voi châu Á, bò rừng, các loài linh trưởng, các loài rùa biển và rùa cạn... Hiện nay, các loài hoang dã chủ yếu được bảo tồn tại chỗ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nằm trong hệ thống rừng đặc dụng. Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Những vùng đất ngập nước chứa đựng đa dạng sinh học độc đáo, quý hiếm của Việt Nam. 

Tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ở nước ta thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí, chất lượng nước và thải ra nhiều chất thải nguy hại. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp nếu không được xử lý và thải trực tiếp vào các sông, hồ sẽ tác động xấu đến đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên.

Việc mở rộng thâm canh nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật với nhiều nguồn gốc khác nhau được sử dụng ngày càng phổ biến và thiếu kiểm soát đã góp phần làm suy thoái các quần thể chim và côn trùng ở các vùng nông thôn và ngoại ô thành phố. Hoạt động nuôi cá tra, cá ba sa và các loài thủy, hải sản theo hình thức công nghiệp với mật độ cao ở đồng bằng sông Cửu Long cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm hữu cơ nhiều vực nước, tác động tới hệ sinh thái.

Thông tin từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta đã đạt được một số kết quả nổi bật như số lượng và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên tăng lên; công tác cứu hộ, tái thả vào tự nhiên một số loài nguy cấp được thực hiện; nhiều khu bảo tồn được công nhận có tầm quan trọng quốc tế.

Những kết quả trên đã giúp Việt Nam có chín khu Ramsar (vùng đất ngập nước), 11 khu Dự trữ sinh quyển thế giới, 10 Vườn di sản ASEAN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những nỗ lực này vẫn chưa đủ để giảm thiểu những tác động dẫn đến tình trạng mất mát đa dạng sinh học đang diễn ra hiện nay

Ðể khắc phục tình trạng trên, Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NÐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã được Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 có những quy định cụ thể giúp kiểm soát ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học tốt hơn.

Thả động vật hoang dã về lại môi trường tự nhiên góp phần quan trọng trong ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học 

Mới đây nhất, ngày 28/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QÐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu tổng quát là gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và bảo đảm tính toàn vẹn, kết nối; đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.

Ðể thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược đề ra, nhất là từng bước ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học do ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục ban hành, hoàn thiện chính sách, quy định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học; tăng kiểm soát chất thải, nhất là chất thải nhựa, các nguồn gây ô nhiễm, duy trì và cải thiện chất lượng môi trường chung quanh các khu di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực đa dạng sinh học cao; giám sát việc thực hiện các cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học trong quá trình triển khai xây dựng, triển khai các dự án phát triển...

Ngoài ra, các tổ chức trong nước và quốc tế; các doanh nghiệp và cộng đồng, nhất là cộng đồng địa phương cùng chung tay phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, gìn giữ các tri thức truyền thống, các giống cây trồng, vật nuôi bản địa. Qua đó, góp phần vào công cuộc phát triển, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học chung của Việt Nam.

 

Hoài Phan

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline