Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Ninh Thuận ưu tiên thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Thứ bảy, 13/04/2024 12:04

TMO - Trong quý I/2024, tỉnh Ninh Thuận sản xuất hơn 2 tỷ KWh điện, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, nguồn điện từ năng lượng tái tạo tiếp tục phát huy hiệu quả.

Thông tin từ UBND tỉnh Ninh Thuận, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) quý 1/2024 đạt hơn 5.812 tỷ đồng, tăng 8,26% so cùng kỳ và đứng thứ 10 cả nước, đứng thứ 3/14 tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đáng chú ý, năng lượng tái tạo tiếp tục phát huy hiệu quả, đóng góp lớn cho tăng trưởng tăng 14,35%, đóng góp 2,84% GRDP.

Trong quý I/2024, tình hình điện sản xuất tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng điện tái tạo tăng 15,6% (riêng điện mặt trời tăng 14,3%). Cụ thể, ước tính 3 tháng đầu năm Ninh Thuận sản xuất hơn 2 tỷ KWh điện, trong đó 315,7 triệu KWh thuỷ điện, 598 triệu KWh điện gió và hơn 1,1 tỷ KWh điện mặt trời.

UBND tỉnh cho biết, đến nay, Ninh Thuận đã đưa vào vận hành thương mại 57 dự án với trên 3.700MW. Theo Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh phấn đấu đạt công suất tích lũy 6.500MW vào năm 2025, sản lượng điện sản xuất đạt gần 11,2 tỷ kWh, cơ bản thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước. Đến năm 2030, năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng khoảng 12% GRDP.

Tỉnh Ninh Thuận ưu tiên thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. 

Hiện tỉnh đã quy hoạch 5 khu vực sản xuất điện gió với tổng công suất gần 2.500 MW và phát triển điện gió ngoài khơi với tổng công suất ước tính trên 5.000 MW. Bên cạnh đó, tỉnh đang tập trung xúc tiến, triển khai các dự án thuỷ điện tích năng, điện khí, hydro theo quy hoạch. Những dự án này sẽ đưa Ninh Thuận trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo và năng lượng sạch lớn nhất cả nước, góp phần đảm bảo cung ứng điện, giảm phát thải khí nhà kính. 

Hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tỉnh Ninh Thuận ưu tiên thu hút đầu tư trong lĩnh vực này. Trong 55 dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích hơn 3.400 ha, lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo có 9 dự án, diện tích hơn 528,95 ha, gồm: Dự án điện khí LNG Cà Ná; dự án thủy điện tích năng Phước Hòa; dự án điện gió Đầm Nại 3; dự án điện gió Đầm Nại 4; dự án điện gió Tri Hải; dự án điện gió Phước Dân; dự án điện gió hồ Bầu Ngứ; dự án thủy điện Thượng Sông Ông 2; dự án thủy điện Phước Hòa.

Xác định năng lượng là khâu đột phá, nhiều dư địa, đóng góp chính cho tăng trưởng nên các cấp, các ngành của tỉnh Ninh Thuận xác định quyết liệt, tập trung rà soát các khó khăn, vướng mắc để kiến nghị Trung ương sớm ban hành các cơ chế, chính sách về năng lượng để tạo thuận lợi lớn nhất cho các nhà đầu tư. Hiện địa phương này đang đôn đốc tiến độ khởi công các dự án năng lượng tái tạo; kiến nghị các bộ, ngành Trung ương liên quan ưu tiên kế hoạch vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng truyền tải điện 500kV, 220kV, đặc biệt là các dự án lưới điện quan trọng để truyền tải điện vào khu vực miền Nam; sớm ban hành các cơ chế, chính sách về năng lượng để tạo thuận lợi lớn nhất cho các nhà đầu tư.

 

 

Bùi Tú 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline