Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 03:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Ninh Thuận hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo

Thứ sáu, 18/04/2025 11:04

TMO - Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, địa phương này đã và đang biến những thách thức, khó khăn thành lợi thế để hướng tới phát triển xanh, bền vững đặc biệt là trong phát triển năng lượng tái tạo.

UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, cùng với ô nhiễm môi trường do quá trình hoạt động của các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra, việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp nguồn điện sạch để phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, tạo giá trị sản xuất mới cũng như góp phần thực hiện cam kết giảm lượng phát khí thải nhà kính của Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường.

Ninh Thuận đã và đang có những hướng đi mới, chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội mà một trong những đột phá là xây dựng Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, với định hướng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội. 

Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng ven biển chỉ chiếm 22,4% diện tích tự nhiên, khí hậu lại khô hạn, khắc nghiệt và ít mưa, Ninh Thuận được đánh giá là địa phương có điều kiện tự nhiên khó nhất cả nước. Tuy nhiên từ chính khó khăn đó, địa phương này đã biến nắng và gió trở thành nguồn tài nguyên.

Ninh Thuận đã chủ động đề xuất với Bộ Công Thương đưa loạt dự án tiềm năng vào Quy hoạch điện lực Quốc gia, với tổng công suất quy hoạch lên tới gần 49.000 MW. Trong đó, Đề án Quy hoạch phát triển điện gió đất liền phát triển khoảng 2.000 MW; điện gió ven biển khoảng 4.380 MW; điện gió ngoài khơi khoảng 21.000 MW; điện mặt trời khoảng 8.448MW; điện khí LNG 6.000 MW; thủy điện tích năng 7.000 MW; điện mặt trời mái nhà hơn 149 MW...

Từ năm 2018, Nghị quyết số 115/NQ-CP về thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023 đã trao cho Ninh Thuận những cơ chế chính sách đặc thù, tạo bước ngoặt mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Chính phủ chấp thuận chủ trương phát triển Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 20-NQ/TU (25/01/2022) và Kế hoạch số 239/KH-TU (26/5/2020) để cụ thể hóa định hướng trên.

Trong đó, Nghị quyết số 20-NQ/TU định hướng năm 2025, tổng công suất tích lũy của tỉnh đạt 6.500MW; cơ bản trở thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước; Phấn đấu hình thành 1 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo; thu hút 1 dự án đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo các thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng. Đến năm 2030, tổng công suất tích lũy đạt khoảng 11.800MW; xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo bền vững.

Toàn tỉnh đã thu hút đầu tư hoàn thành, đưa vào vận hành và hòa lưới 57 dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện. 

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về phát triển năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, tập trung phát triển đồng bộ sản xuất điện, hạ tầng truyền tải điện, phụ tải điện và các ngành phụ trợ,...; đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, xây dựng Ninh Thuận sớm trở thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước. 

Tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hút đầu tư hoàn thành, đưa vào vận hành và hòa lưới 57 dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện, với tổng công suất 3.749,942MW; tỷ trọng ngành năng lượng năm 2024 chiếm 17,2% trong GRDP và đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của tỉnh.

Hằng năm tổng sản lượng điện phát lên hệ thống điện quốc gia ước đạt 8,7 tỷ kWh, chiếm 6,69% trong tổng sản lượng điện phát của năng lượng tái tạo cả nước (130 tỷ kWh) góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; triển khai xây dựng hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án phát triển Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.

Các dự án năng lượng, năng lượng tái tạo góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất, đặc biệt tối ưu hóa sử dụng đất sản xuất muối kết hợp phát triển năng lượng (điện gió) và đất sản xuất nông nghiệp kết hợp phát triển năng lượng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2024 đạt 4.849 tỷ đồng; trong đó ngành năng lượng đóng góp ngân sách tỉnh 1.163 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 18.505 lao động của tỉnh, nâng cao đời sống của người dân.  

Thực hiện chủ trương khuyến khích người dân lắp đặt các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà để sử dụng và có thể bán lại phần điện dư cho ngành điện, tính đến 31/1/2025, trên địa bàn tỉnh có 3.642 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt, với tổng công suất 393,808 MWp...

Các dự án điện năng lượng, năng lượng tái tạo đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, tốc độ tăng trưởng GRDP các năm gần đây của tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 98,2 triệu đồng/người, đưa Ninh Thuận từ tỉnh nghèo vươn lên thành tỉnh có thu nhập trung bình, là nền tảng để địa phương này tiếp tục phát triển trong thời gian tới. 

Ngoài ra, nguồn thu thuế từ lĩnh vực năng lượng đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý. Đây cũng là nguồn thu quan trọng khai thác từ chính tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Đặc biệt, các dự án năng lượng tái tạo hoàn thành hòa lưới điện quốc gia, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính với tỷ lệ giảm phát thải 97,9% so với sử dụng điện truyền thống (điện than) và thực hiện các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.  

UBND Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận xác định và định hướng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là tiềm năng thế mạnh, là lĩnh vực trụ cột, đột phá, ưu tiên theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV và Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xem xét phê duyệt bố sung nguồn điện vào Quy hoạch điện VIII điều chỉnh tương xứng với tiềm năng của địa phương, tạo điều kiện động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ninh Thuận kêu gọi và đón chào các tập đoàn, nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến với Ninh Thuận, đầu tư vào phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo theo hướng xanh, bền vững./.

 

Lê Dũng 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline