Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 12:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Ninh Thuận bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học

Thứ bảy, 23/03/2024 12:03

TMO - Nằm trong khu vực Duyên hải miền Trung, Ninh Thuận có các hệ sinh thái rừng, biển, bán sa mạc mang những nét khác biệt, độc đáo. Trong những năm qua, địa phương này đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm khai thác, phát huy lợi thế từ giá trị tài nguyên này.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận, nhiều khu vực của tỉnh được nghiên cứu cho thấy sự đa dạng sinh học khá cao. Sự đa dạng đó được thể hiện rõ nét nhất ở các khu bảo tồn tập trung tại Vườn Quốc gia Phước Bình và Vườn Quốc gia Núi Chúa.

Trong đó, Vườn Quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái) có tổng diện tích gần 25.000 ha. Qua thống kê, hiện vườn này có 1.338 loài thực vật; trong đó, có 172 loài thực vật quý hiếm, 60 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 55 loài được ghi trong Danh lục đỏ thế giới (IUCN). Hệ động vật của vườn cũng đa dạng với 347 loài; trong đó, có 110 loài động vật quý hiếm, 62 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 40 loài có trong Danh lục đỏ IUCN.

Khu vực này còn có 4 loài thú đặc hữu Đông Dương đang được thế giới quan tâm gồm vượn má hung, Chà vá chân đen, Cầy vằn bắc và Mang lớn. Vườn Quốc gia Phước Bình còn được công nhận là một trong 63 vùng chim, nơi có số lượng Bò tót và Nai nhiều nhất so với các vườn quốc gia, các khu bảo tồn trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam hiện nay.

Đa dạng sinh học tại hai Vườn quốc gia giúp tỉnh Ninh Thuận có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: NT. 

Vườn Quốc gia Núi Chúa (thuộc địa phận hai huyện Ninh Hải, Thuận Bắc) có tổng diện tích trên 31.000 ha, hệ sinh thái của vườn phong phú, đa dạng với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm và đặc hữu cả ở trên cạn, dưới biển. Qua khảo sát, hệ thực vật của Vườn đã ghi nhận 1.514 loài, trong đó có 54 loài thực vật quý hiếm, 22 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN, 43 loài có trong Sách đỏ Việt Nam.

Hệ động vật của vườn rất đa dạng với 766 loài được biết đến; trong đó, có 60 loài động vật quý hiếm, 44 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN, 53 loài có trong Sách đỏ Việt Nam. Nhiều loài đang được ưu tiên bảo tồn như gấu ngựa, gấu chó, beo lửa, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, sơn dương, nai, gà tiền mặt đỏ, rùa núi vàng... Đặc biệt, Vườn Quốc gia Núi Chúa có quần thể voọc chà vá chân đen quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam đang được bảo tồn, phát triển.

Bên cạnh đó, Vườn Quốc gia Núi Chúa còn có hệ sinh thái biển rất phong phú với 33 loài thú biển, 26 loài chim biển, 24 loài bò sát biển, 347 loài cá biển, 391 loài san hô, 9 loài cỏ biển. Đây còn là khu vực hiếm hoi trên đất liền ở nước ta có quần thể rùa biển đến sinh sản hàng năm đang được bảo vệ nghiêm ngặt. Với giá trị đa dạng sinh học phong phú, Vườn Quốc gia Núi Chúa đang khẩn trương phối hợp với các bên liên quan hoàn chỉnh hồ sơ trình UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Địa phương này kết hợp giữa phát triển du lịch sinh thái gắn chặt với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Ảnh: NT. 

Từ những lợi thế này, tỉnh Ninh Thuận đã và đang triển khai nhiều loại hình du lịch sinh thái như du lịch rừng, du lịch biển, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và tham quan, nghỉ dưỡng để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tại Vườn Quốc gia Phước Bình đã và đang đưa vào khai thác nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như tham quan rừng nguyên sinh, chèo thuyền trên suối ngắm cảnh; đi bộ trong rừng quan sát một số loài linh trưởng, bướm và tìm hiểu nhiều cây thuốc, lan rừng quý hiếm; tham quan mô hình lai Bò tót với Bò nhà; du lịch trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực của đồng bào dân tộc Raglai thông qua các mô hình du lịch homestay; du lịch về nguồn, tham quan di tích lịch sử trận địa đá Pi Năng Tắc... 

Ban quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa-Khu Dự trữ Sinh quyển Núi Chúa đã xây dựng và đưa vào khai thác các tour, tuyến du lịch sinh thái hấp dẫn tham quan, trải nghiệm vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái, tắm suối Lồ Ồ, suối Nước ngọt, các bãi biển có cảnh quan tuyệt đẹp như Bình Tiên, Vĩnh Hy, bãi Chà Là, bãi Hỏm, bãi Thịt, Thái An...

Thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học giai đoạn 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Ninh Thuận tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rừng, biển; các loài động vật, thực vật bản địa quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên gắn với các chương trình phát triển du lịch sinh thái và tạo sinh kế bền vững cho người dân sống xung quanh vùng đệm. Đồng thời, tỉnh triển khai các chương trình, dự án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thông qua giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên để tiếp tục nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường, nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Để ngăn chặn, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên phạm vi toàn tỉnh đối với các hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển; loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ; loài bị đe dọa, loài đặc hữu; loài ngoại lai xâm hại; nguồn gen.

Tỉnh đẩy mạnh huy động các nguồn lực từ Trung ương, địa phương triển khai các chương trình, dự án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thông qua giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

 UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, năm 2024 và những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn, phát triển diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, bảo đảm tính toàn vẹn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, biển nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

 

Lê Mai

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline