Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 20:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Chủ nhật, 24/11/2024

Những thách thức trong phát triển kinh tế biển (Bài 2)

Thứ năm, 14/03/2024 19:03

TMO - Kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu, tính hiện đại thấp, manh mún, thiết bị chưa đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng thấp, chưa thực sự bền vững. Các cảng biển, các khu kinh tế, sân bay ven biển còn nhỏ bé, chưa hình thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn…được cho là những thách thức không nhỏ trong phát triển kinh tế biển hiện nay.

Việt Nam là quốc gia biển với diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, trong đó có hơn 3.000 đảo và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). Về bờ biển, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260km trải dài theo hướng Bắc-Nam, cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển. Các vùng biển, đảo của Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, bao gồm khoảng 12.000 loài sinh vật sống trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái đặc trưng, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Biển Việt Nam được coi là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển của thế giới. Trong các vùng biển của Việt Nam, có khoảng 35 loại hình khoáng sản với quy mô trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: Nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và khoáng sản lỏng... Tiềm năng dầu khí phân bố trong các bồn trầm tích ở thềm lục địa và khu vực biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam rất lớn.

Hạ tầng kỹ thuật - yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Ảnh minh họa.

Đối diện nhiều thách thức

Các tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam chiếm hơn 50% dân số cả nước, phần lớn lao động làm việc trong các ngành nghề liên quan đến biển; đóng góp của 28 tỉnh, thành phố ven biển vào GDP cả nước hiện đã vượt ngưỡng 60%. Có thể khẳng định, kinh tế biển và các ngành kinh tế biển càng có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng và đặc biệt là biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều loại hình thời tiết cực đoan, bất thường, việc phát triển kinh tế biển hiện nay đang đối diện nhiều thách thức.

Cụ thể, theo các chuyên gia, nhận thức chung về phát triển bền vững đất nước dựa vào tiềm năng biển, đảo còn chưa sâu sắc, chưa đầy đủ. Cùng với đó, nhận thức về vai trò, vị trí của biển và kinh tế biển của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển và người dân chưa đầy đủ, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu các ngành nghề trong các lĩnh vực kinh tế biển chưa hợp lý, chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng các khu kinh tế ven biển còn tràn lan, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Vẫn còn nặng tư duy khai thác tự phát, chưa thực sự coi biển là ngôi nhà chung, do vậy sống nhờ biển hơn là dựa vào biển mà giàu lên, khai thác chưa thực sự gắn liền với bảo tồn, phát triển.

Kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu, manh mún, thiết bị chưa đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng thấp, kém bền vững. Các cảng biển, các khu kinh tế, sân bay ven biển còn nhỏ bé, chưa hình thành một hệ thống kinh tế biển liên hoàn… Hiện nay, hầu như địa phương ven biển nào cũng quy hoạch cảng biển, nhưng gặp nhiều khó khăn về kinh phí xây dựng; một số địa phương xây dựng cảng nhưng khai thác chưa triệt để vì tính toán chưa hợp lý, gây lãng phí, kém hiệu quả. Các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học biển và hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển chưa được đầu tư xứng đáng; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,… ở ven biển còn nhỏ bé, thiết bị chưa hiện đại. Các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến còn chậm được nghiên cứu áp dụng, như: quản lý tổng hợp dải ven biển, quản lý không gian biển, quy hoạch sử dụng biển chưa chú ý nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển tiên tiến trong khai thác tài nguyên biển.

Tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa đạt hiệu quả cao, thiếu bền vững do khai thác tự phát, không tuân thủ quy hoạch biển đảo. Phương thức khai thác biển chủ yếu vẫn theo hình thức sản xuất và đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ chưa phù hợp, chủ yếu là ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo; chú trọng nhiều đến sản lượng, số lượng, ít chú ý đến chất lượng và lợi ích lâu dài của các dạng tài nguyên. Ngoài ra, công tác quản lý, giám sát việc khai thác nguồn lợi biển còn nhiều bất cập. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nước biển cho người dân vùng ven biển.

Quảng Ninh - một trong những địa phương có thế mạnh phát triển kinh tế biển.

Đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản giảm sút. Các hệ sinh thái quan trọng bị suy thoái, bị mất và thu hẹp. Các hòn đảo có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển, thay đổi tương tác sông biển ở các vùng cửa sông ven bờ, mất tới 60% các nơi cư trú tự nhiên quan trọng. Rừng ngập mặn mất khoảng 15.000 ha/năm, khoảng 80% rặng san hô, 50% thảm cỏ trong vùng biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro. Khoảng 100 loài có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100 loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về số lượng và trữ lượng, nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ có dấu hiệu bị khai thác cạn kiệt.

Môi trường biển biến đổi theo chiều hướng xấu, một số khu vực ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang chịu tác động nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Môi trường rạn san hô đối diện nhiều nguy cơ bị phá hủy, nguồn lợi thủy sản suy thoái đến mức khó có thể phục hồi đe dọa đến hoạt động nghề cá.

Theo các chuyên gia, những thách thức trên đang là vấn đề cấp bách. Do đó, cần tìm cách tháo gỡ, khắc phục kịp thời nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển, đảo có tính hiệu quả cao và mang tính bền vững, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực và thế giới.

 

Bài tiết: Giải pháp phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững (Bài 3)

 

 

TÚ QUYÊN

 

 

[Kinh tế biển] Tiềm năng phát triển du lịch biển, kinh tế đảo (Bài 1)

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline